Xin chào, tôi là Cẩm Nhung đến từ Phil English. Tháng 7 vừa qua, Phil English đã có chuyến tham quan tới một số trường Anh ngữ tại Cebu. Và quả không hổ danh là một trong những ngôi trường được yêu thích tại Cebu, Philinter thực sự đã làm cho Phil English phải “tâm phục khẩu phục”.
Philinter được biết đến như một ngôi trường luôn nỗ lực duy trì sự cân bằng về tỷ lệ học viên giữa các nước với nhau, thông thường sẽ là 30% Hàn Quốc, 40% Nhật Bản và 30% từ các nước khác như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Nga.... Mục đích để tạo được môi trường đa quốc tịch, giúp học viên có nhiều cơ hội để trò chuyện, giao lưu với các quốc gia với nhau.
Tuy nhiên, đó chưa phải là điểm mạnh nhất ở Philinter mà Phil English biết. Cho đến tận bây giờ, có rất nhiều khách hàng tìm đến Phil English mong muốn tìm một ngôi trường phù hợp để học IELTS. Khi Phil English đưa ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng, nhưng phần đa điều lựa chọn Philinter. Vâng, điểm mạnh mà Phil English muốn nhắc đến khi nói về Philinter đó là hệ thống đào tạo IELTS.
Vậy, hệ thống đào tạo IELTS đó có gì khác so với các trường Anh ngữ khác? Theo Phil English, mấu chốt ở đây có lẽ là CON NGƯỜI. Đó là Philinter có một đội ngũ giáo viên IELTS chuyên nghiệp, có tâm, có nhiệt huyết với công việc.
Để hiểu rõ hơn, trong bài viết này, Phil English xin chia sẻ về các giáo viên IELTS ở Philinter để biết học là những con người như thế nào, họ quản lý công việc ra sao, giảng dạy theo cách như thế nào, mà có thể giúp Philinter có được vị thế ngang hàng cùng với các tên tuổi có tiếng ở Baguio như HELP, PINES, MONOL.
Trong bất kỳ chuyến tham quan nào, Phil English đều đề nghị trường để có thể trò chuyện với Head Teacher của trường, vì họ là những người hiểu rõ nhất về giáo viên của trường, về khoá học của trường. Và khi đến Philinter cũng vậy, Phil English cũng đã đề nghị để có một cuộc trò chuyện ngắn với Head Teacher của bộ môn IELTS – đó là thầy Dan. Thầy có thâm niêm làm việc tại trường 5 năm, và 5 năm qua chỉ chuyên về bộ môn IELTS. Hiện tại với với trò Head Teacher, thầy Dan chỉ đảm nhận giảng dạy các lớp học vào buổi sáng, ở lớp nhóm nhỏ (1:8), còn buổi chiều sẽ làm công việc quản lý.
Cách đây 3 tháng tôi từng có chuyến tham quan trường Philinter, nhưng cảm nhận của 3 tháng trước và bây giờ hoàn toàn khác nhau. Khác nhau không phải vì trường thay đổi, mà khác nhau vì tôi có cơ hội được tìm hiểu tận sâu vào bên trong trường, được biết nhiều thông tin hơn mà có lẽ chỉ nhìn bên ngoài thì không thể đánh giá hết được. Chỉ 30 phút nói chuyện với thầy Dan, nhưng tôi hiểu ra rằng, à, tại sao Philinter lại có thể phát triển được đến như bây giờ. Hẳn là vì có những người thầy như thầy Dan rồi.
Hãy cùng “lắng nghe” xem những chia sẻ của thầy như thế nào về các giáo viên IELTS ở Philinter nhé.
Về quy trình tuyển dụng
Ở Philinter có phòng nhân sự chuyên phụ trách việc tuyển dụng các giáo viên. Thầy Dan sẽ đưa ra yêu cầu về cần giáo viên như thế nào (ví dụ như cần giáo viên giỏi ở bộ môn Writing), nhiệm vụ của phòng nhân sự phải đăng tin tuyển dụng.
Thông thường, quy trình tuyển dụng một giáo viên sẽ phải qua 9 bước như sau:
Sơ đồ: Quy trình tuyển dụng, quản lý Giáo viên
Trong quy trình trên Bước 8 Định hướng & Đào tạo và bước 9: Đánh giá thường xuyên là quá trình được thực hiện sau khi đã tuyển dụng giáo viên.
Quy trình này được áp dụng cho tất cả các trường hợp giáo viên, chứ không riêng gì yêu cầu đối với giáo viên IELTS, nhằm đảm bảo tính công bằng cho tất cả các ứng viên cũng như đảm bảo chất lượng các ứng viên mà mỗi bộ môn yêu cầu.
Đối với một ứng viên cho vị trí giáo viên IELTS, các yêu cầu về chất lượng và trình độ sẽ cao hơn so với vị trí giáo viên ESL. Ở bước 1, vòng hồ sơ: yêu cầu tất cả các ứng viên phải là những người tốt nghiệp ít nhất trình độ Đại học với chuyên ngành Giáo dục hoặc tiếng Anh. Đồng thời Philinter chỉ tuyển các giáo viên đã có kinh nghiệm giảng dạy, chứ thường sẽ không tuyển dụng các giáo viên mới mà chưa hề có bất kỳ kinh nghiệm gì. Các ứng viên sẽ phải nộp Resume, Cover letter (thư xin việc), bằng tốt nghiệp, bảng điểm, các chứng chỉ liên quan khác.... Phòng nhân sự của trường sẽ lựa chọn các ứng viên đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà thầy Dan đưa ra.
Các ứng viên vượt qua vòng Hồ sơ sẽ được tham gia vào bài kiểm tra năng lực tiếng Anh (bước 3).Nội dung bài kiểm tra sẽ gồm từ vựng, Đọc, Nghe, Viết..., nhằm đánh giá năng lực tiếng Anh của ứng viên. Đồng thời, bài kiểm tra này cũng sẽ được ra đề theo đúng tiêu chí mà thầy Dan yêu cầu. Ví dụ, thầy Dan muốn một giáo viên có thể giảng dạy môn Writing, thì đề ra sẽ thiên nhiều kỹ năng Viết, hay nếu thầy muốn một giáo viên đảm nhận môn Listening thì đề ra chủ yếu sẽ kiểm tra kỹ năng Nghe của ứng viên. Theo cách quản lý đào tạo của Philinter, mỗi giáo viên sẽ có thế mạnh một hoặc vài kỹ năng, chứ rất hiếm người có thế mạnh ở tất cả các kỹ năng, vì vậy, trường sẽ tận dụng các thế mạnh đó của các giáo viên và quy định mỗi giáo viên sẽ giảng dạy một môn ở bất kỳ khoá học nào.
Tiếp đó, các ứng viên có kết quả bài kiểm tra tốt sẽ tham gia vòng phỏng vấn (bước 4) do Head Teacher thầy Dan đảm nhận. Trong phần này, lần đầu tiên trường sẽ gặp mặt, nói chuyện trực tiếp với từng ứng viên. Từ đó, xác thực các thông tin mà ứng viên đã cung cấp cũng như đánh giá tư chất, phản ứng của ứng viên đó.
Sau phần phỏng vấn này, các ứng viên sẽ phải tham gia vào lớp Demo (bước 5), dạy thử lớp học trước hội đồng trường gồm thầy Dan, quản lý bộ phận học thuật. Trong phần này, trường sẽ đánh giá khả năng giảng dạy của ứng viên, đồng thời đưa ra các tình huống mà thường gặp trong giờ học thật sự để thử thách, đánh giá khả năng đối ứng của ứng viên như thế nào. Ngoài ra, Philinter có một hệ thống giảng dạy được quy định chung cho tất cả các giáo viên và yêu cầu ai cũng phải tuân theo cách dạy đó. Nhưng có nhiều ứng viên, vì đã có kinh nghiệm giảng dạy nhưng cách dạy, cách truyền đạt tới học viên không giống như cách mà trường mong muốn, vì vậy cần phải tham gia lớp Demo để kiểm tra cách dạy của giáo viên đó như thế nào, để có hướng thay đổi cho giáo viên đó.
Nhân tiện, nói về phương pháp giảng dạy ở Philinter, nhiều người sẽ nghĩ tại sao trường lại cứng nhắc khi chỉ cho phép các giáo viên giảng dạy theo 1 cách mà không để mỗi giáo viên có một sự sáng tạo trong cách dạy của mình. Thật ra, kể từ khi đảm nhận vai trò giảng dạy khoá IELTS, 5 năm qua, thầy Dan đã vận dụng rất nhiều cách giảng dạy khác nhau, và cho đến bây giờ, cách dạy như hiện tại là cách dạy mà thầy và các giáo viên khác đều đồng ý rằng nó đem lại hiệu quả cao nhất cho người học. Vì thế mà, thầy yêu cầu tất cả các giáo viên cần có sự thống nhất về phương pháp truyền đạt như nhau.
Ví dụ: môn Reading, đối với các học viên trình độ thấp, không thể bắt ép học viên đọc hết cả bài đọc được. Hay như đối với học viên trình độ cao hơn, thì cách tiếp cận cũng phải khác. Điều mà Philinter luôn nhắc nhở các giáo viên là: Cần phải biết học viên mình cần gì, chứ không phải với ai, với đối tượng nào cũng có chung một cách giảng dạy như nhau được.
Vượt qua được thử thách này, các ứng viên sẽ bước vào vòng phỏng vấn cuối cùng (bước 7). Vòng phỏng vấn này sẽ do thầy Dan và quản lý bộ phận học thuật phỏng vấn. Qua được cửa ải cuối cùng này, các ứng viên sẽ được tuyển dụng vào trường.
Tiêu chí mà trường lựa chọn ứng viên, không phải là những ứng viên chỉ có điểm số IELTS cao như 7.0 hay 8.0 nhưng lại không hề có khả năng truyền thụ lại những kiến thức đó. Vì vậy, trường đánh giá cao năng lực giảng dạy của ứng viên nhiều hơn so với bằng cấp.
Đào tạo các giáo viên
Sau khi được tuyển dụng, các giáo viên sẽ bắt được tham gia vào thời gian tập huấn, đào tạo tại trường. Thời gian tập huấn sẽ chiếm 1 ~ 3 tháng tuỳ khả năng của từng giáo viên mới.
Như đã chia sẻ ở trên, các giáo viên tại Philinter cần phải hiểu được học viên mình cần gì, và có cách tiếp cận với học viên theo đó, chứ không thể áp dụng 1 phương pháp cho tất cả các học viên được. Một học viên trình độ cao ở lớp 1:1 sẽ phải tiếp cận một cách khác, 1 giáo viên ở trình độ thấp khi dạy ở lớp 1:1 cũng sẽ phải tiếp cận một cách khác.
Tuy nhiên, ở lớp nhóm nhỏ, các giáo viên sẽ cố gắng ở mức trung hoà cho học viên, vì ở lớp nhóm, trình độ học viên không giốn nhau. Học viên trình độ cao hơn thường sẽ trả lời nhanh hơn, còn học viên trình độ thấp hơn thì thường tốc độ phản ứng chậm hơn. Vì vậy, giáo viên cần phải có sự cân bằng giữa 2 cách tiếp cận.
Ảnh: Teacher Rey – giáo viên môn Listening IELTS
Nói thêm, tại Philinter, ở lớp nhóm thường sẽ không phân chia trình độ học viên, mà chia theo khoá học. Thông thường, các học viên trình độ thấp sẽ lựa chọn khoá Foundation IELTS, còn các học viên trình độ cao sẽ lựa chọn khoá Full time IELTS. Nếu các học viên khoá Foundation có sự cân bằng giữa ESL và IELTS khi có 2 tiết học nhóm nhỏ học ESL và 2 tiết học nhóm nhỏ IELTS, có nhiều cơ hội để hỏi bất kỳ câu hỏi nào mà học viên còn thắc mắc. Nhưng nếu học viên học lên khoá Full time thì sẽ không có nhiều cơ hội để hỏi giáo viên nhiều như thế, cả 4 tiết học sẽ chỉ học IELTS.
Lý do là vì: theo đánh giá của các giáo viên Philinter, các học viên thường mắc phải 2 vấn đề khi học IELTS, đó là vấn đề về English language, nghĩa là các kiến thức về tiếng Anh, và một vấn đề nữa là Exam Skill, kỹ năng làm bài thi. Các giáo viên tại đây sẽ giúp học viên giải quyết cả 2 vấn đề cùng với nhau. Đối với các học viên học Full time, phải là những người đã nắm chắc kiến thức tiếng Anh, các giáo viên sẽ chỉ tập trung nhiều vào kỹ năng làm bài, rèn luyện nhiều về phần thực hành hơn so với phần lý thuyết.
Hiểu rõ được tổ chức hoạt động của Philinter đối với từng khoá học, các giáo viên sẽ được đào tạo trên 2 phương diện.
- Knowledge Exam
- Teaching IELTS
Nhưng mỗi giáo viên ở Philinter lại giỏi một kỹ năng khác nhau, thậm chí cả Head Teacher, thầy Dan cũng chỉ giỏi ở môn Reading và Writing. Chính vì vậy, mà nhiệm vụ của thầy Dan là sẽ phân công các giáo viên để đào tạo, chọn ra những người xuất sắc nhất trong đội ngũ các giáo viên để nhận nhiệm vụ đào tạo các giáo viên mới.
Thầy Dan sẽ hướng dẫn các giáo viên mới về Knowledge Exam (các kiến thức về kỳ thi) như kỳ thi này là gì, được tổ chức ra sao, cần những cái gì.... Còn về phần kiến thức từng kỹ năng (Nghe, Nói, Đọc, Viết), thầy sẽ chọn ra giáo viên có kỹ năng đó tốt nhất và đảm nhận đào tạo các giáo viên mới.
Điều mà Phil English nhận ra khi đến tham quan ngôi trường này là: ngôi trường này được quản lý theo một hệ thống chặt chẽ, có quy định, có hệ thống rõ ràng, không hề làm việc theo kiểu Random (ngẫu nhiên) hay chộp giật. Các giáo viên không thể làm việc theo cảm tính, kiểu như tôi thấy cách này hay, nên tôi dạy theo hướng đi này. Điều này hoàn toàn không được cho phép đối với các giáo viên giảng dạy tại đây. Họ phải đi theo một quy định chung mà trường đã đặt ra.
Ví dụ như môn Writing, một học viên đăng ký học 3 tháng, và trường sẽ có Form cho giáo viên và cả học viên là: tuần thứ 1 sẽ học gì, tuần thứ 2, tuần thứ 3 sẽ học gì. Tất cả đều đã được thiết kế sẵn, cả giáo viên và học viên phải theo đó. Nếu theo đúng như thế, học viên sẽ đạt được mục tiêu mà họ đề ra, nhưng nếu giáo viên hay học viên phá vỡ chương trình học mà trường đã đề ra, và không đạt được kết quả mong muốn, thì lúc đó người chịu trách nhiệm sẽ là ai, đó là mấu chốt quan trọng bắt buộc mọi người cần tuân thủ hệ thống đào tạo chung đó.
Hệ thống đó có tên là IELTS Score Assurance Framework do thầy Dan phát triển trong 5 năm qua.
Và học viên phải tuân theo khung chương trình này trong thời gian họ học tập tại Philinter. Khung chương trình này đã được nghiên cứu và thử nghiệm qua nhiều năm, vì vậy hoàn toàn đủ tin tưởng để mọi người có thủ tuân theo. Các giáo viên đã nghiên cứu dựa trên những nhu cầu của học viên, giúp cải thiện những vấn đề của học viên triệt để và giúp học viên đạt được mục tiêu trong thời gian quy định. Dĩ nhiên, chương trình học này là khung cơ bản cho học viên, nhưng tuỳ theo từng học viên mà sẽ có sự thay đổi hợp lý và linh hoạt mà được quyết định bởi Head teacher và giáo viên chủ nhiệm. Do đó, nếu học viên thực sự không tuân theo chương trình đã được thiết kế sẵn này, nếu họ không đạt được điểm số mục tiêu, trường không thể chịu trách nhiệm vì điều đó.
Nhưng kết quả thực tế cho thấy rằng, các học viên tại Philinter dù chương trình học vất vả (lên đến 10 tiết học/ ngày) và chưa bao giờ có học viên nào thất bại ở bài thi IELTS, kết quả mà các học viên đạt được thấp nhấp ở Philinter là 5.5.
Quay trở lại với phần đạo tạo các giáo viên. Tổ chức đào tạo giáo viên được tiến hành thường xuyên, theo tháng, đảm bảo được chất lượng của giáo viên khi giảng dạy tại trường.
Ngoài ra, các giáo viên sẽ được đánh giá cả trong quá trình giảng dạy. Ở Philinter có hệ thống Buddy Teacher (giáo viên chủ nhiệm), thường các giáo viên IELTS sẽ là những người đảm nhận vai trò này. Các giáo viên chủ nhiệm sẽ lưu lại sự tiến bộ, thay đổi của học viên theo từng kỳ. Từ kết quả này của học viên, thầy Dan sẽ đánh giá các giáo viên. Nếu kết quả học viên đi xuống, ví dụ như kỹ năng Writing bị giảm xuống, thầy sẽ gặp giáo viên dạy Writing của lớp đó và hỏi tại sao lại có sự thay đổi trong kết quả của học viên như thế, hỏi về cách mà giáo viên đó đã giảng dạy như thế nào trong kỳ học đó....
Đồng thời, các Coordinator sẽ hỏi các học viên cảm nhận, nhận xét về giờ học, thái độ làm việc của từng giáo viên.
Chia sẻ của thầy Dan về học IELTS
Được biết, thầy Dan là giáo viên “bị ghét” nhiều bởi học viên IELTS tại trường. Phil English có thử ra hỏi một số học viên Việt Nam học IELTS tại trường về thầy Dan và cảm nhận của các bạn thường là thầy rất ghê gớm. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của một người thầy cố tình “bị ghét” sau đây:
Ảnh: Thầy Dan
“Thực ra các học viên rất ghét tôi, tôi biết chứ. Bởi vì tôi hối thúc các bạn quá nhiều. Tôi thường nhắc nhở các bạn về việc tại sao các bạn lại đến Philinter. Nếu các bạn nghe theo tôi, thì chắc chắn các bạn sẽ đạt được kết quả cao. Nếu các bạn không nghe theo tôi, chắc chắn các bạn sẽ có thời gian rất khó khăn tại Philinter. Nên tốt nhất các bạn nên làm theo những gì tôi nói.
Các bạn nghĩ rằng, mình cứ bị ép buộc. Nhưng chỉ là các bạn chưa nhận ra thôi, khi các bạn đạt được mục tiêu của mình thì các bạn mới thấy không sao. Mà thật ra tôi không ép buộc các bạn, tôi không đi đến phòng của các bạn, kiểm tra xem bạn này có làm bài không, bạn kia có học không, vì đây không phải là Sparta. Tôi chỉ nói với họ rằng: nếu bạn không làm bài tập về nhà, tôi sẽ cho bạn thêm bài tập về nhà. Nên tôi nói rồi, tốt nhất nên làm theo những gì tôi nói, nếu không số lượng bài tập về nhà của bạn sẽ tăng lên.
Các bạn học khoá Full time, chúng tôi sẽ đảm bảo điểm số cho các các bạn, nếu các bạn đi theo đúng những gì mà chúng tôi hướng dẫn. Thường là các học viên khoá này sẽ không có thời gian để đi ra ngoài vào buổi tối, vì họ phải làm bài tập về nhà, và cũng chả có bạn bè. Vì sáng thứ 7 hàng tuần từ 8h~11h, chúng tôi đều tổ chức bài Mock Test mà học viên IELTS full time đều phải tham gia.
Tôi luôn nhắc nhở các học viên của mình cần phải chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Khi tôi hỏi bạn câu hỏi, bạn không trả lời được, nó thực sự rất lãng phí thời gian.
Vì tôi luôn tin tưởng rằng “Preparation is more important than actual exam”. Bài thi thật là tấm gương phản chiếu sự chuẩn bị của bạn. Nếu bạn không có sự chuẩn bị tốt, bạn sẽ không đạt được kết quả tốt. Chính vì thế mà, bài thi Mock Test được tổ chức vào sáng thứ 7. Để các bạn có thời gian ôn tập, chuẩn bị cho bài thi. Thứ 7 kiểm tra, thứ 2, thứ 3, bạn sẽ nhận được kết quả và biết được điểm yếu của mình ở đâu và biết cần phải làm gì với các lỗi sai đó và có sự chuẩn bị cho bài thi thử lần sau.
Tôi luôn nói rằng: bạn có thể mắc sai lầm trong giờ học của tôi, nhưng đừng mắc các lỗi sai đó trong bài thi thử. Vì bài thi thử cũng là cách bạn thể hiện trong bài thi thật. Tôi muốn bạn làm bài thi thử với tinh thần như đó là bài thi cuối cùng, bài thi thật của mình. Do đó, mà thời gian làm bài thi thử cũng được tổ chức vào buổi sáng như bài thi thật. Tôi muốn khi tôi hỏi các bạn “bạn làm bài thi thế nào?” và tôi hi vọng nhận lại được câu trả lời của các bạn là “em làm như khi đi thi thử ở trường”, nghĩa là các bạn sẽ không có sự bối rối, hay lạ lẫm với bài thi thật nữa, vì càng bạn làm nó hàng tuần rồi.
Tôi không hề đồng ý với việc làm bài mock test hàng ngày, như thế là giết chết học viên. Họ không có thời gian làm bài, ôn tập. Họ sẽ chỉ học được cách làm bài, nhưng lại không có được kiến thức vững vàng, chắc chắn.
Tại Philinter, chỉ 2 tuần trước ngày thi thật, các học viên mới phải làm bài Mock Test hàng ngày vào tất cả buổi sáng, các buổi chiều họ sẽ có các giờ học như bình thường. Mục đích là để các học viên quen dần với áp lực trong kỳ thi. Bài thi vào buổi sáng để học viên có thể dồn hết sức lực, năng lượng và trí óc vào cho bài thi, khác hẳn với làm bài thi vào buổi chiều.
Hiện tại, giáo trình được sử dụng tại Philinter là giáo trình Cambridge 11, là giáo trình mới nhất. Bản thân tôi đã tự làm hơn 75 đề, tự cập nhật bản thân mình và đề nghị trường để đưa bộ giáo trình này vào giảng dạy.
Nhiệm vụ của tôi giống như đồng hành cùng các bạn leo núi vậy. Bằng cách nào, tôi cũng phải đưa các bạn lên đến đỉnh núi, dù phải kéo các bạn đi chăng nữa.
Tôi không hi vọng các bạn nhớ khuôn mặt tôi như thế nào, chỉ cần nói đến tên tôi, các bạn sẽ cảm thấy biết ơn vì điều đó sau này”.
Tóm lược
Philinter được thành lập đến nay hơn 13 năm, là ngôi trường Semi-sparta nhưng đối với các học viên khoá IELTS, chương trình học dày đặc, giống theo mô hình Sparta. Học viên thường ngày sẽ không có nhiều thời gian để ra ngoài mà cần phải tập trung, dành nhiều thời gian để học tập và ôn tập, làm bài về nhà.
Philinter hoạt động, phát triển được đến như bây giờ, quả thực là vì cách tổ chức, quản lý chặt chẽ toàn bộ máy hoạt động, từ giáo viên đến học viên. Nhìn những thành công mà Philinter đạt được với các học viên khoá IELTS như bây giờ cũng nhận thấy được con đường đi đúng đắn mà Philinter đang đi.
IELTS là một môn học khó, không phải dành cho tất cả mọi người, nhưng ai cũng có cơ hội như nhau. IELTS đòi hỏi người học phải có sự quyết tâm, kiên trì rất nhiều. Để chuẩn bị cho con đường học tiếng Anh, các học viên cần phải có sự chuẩn bị trước đó. Trong IELTS có 2 thứ cần phải chuẩn bị, đó là kiến thức tiếng Anh và kỹ năng làm bài thi. Kỹ năng làm bài thi là điều mà các giáo viên Philinter – những người được đào tạo chuyên sâu có thể hỗ trợ cho các học viên. Nhưng với kỹ năng tiếng Anh, các giáo viên chỉ có thể giúp được trong giới hạn. Học viên cần có tự mình rèn luyện các kiến thức tiếng Anh, không phải bằng cách làm bài tập IELTS, mà hãy mở rộng kiến thức qua việc đọc sách, đọc báo, tạp chí bằng tiếng Anh, để biết tiếng Anh “vận động” như thế nào.
Các giáo viên Philinter là những người thầy vừa có tâm, vừa có tầm. Là những người có kiến thức chuyên môn về IELTS, vừa có cái nhiệt huyết với nghề, cung cấp cho học viên những điều họ thực sự cần, chứ không hề cứng nhắc một hướng đi với tất cả các học viên. Do đó, tin tưởng các giáo viên ở Philinter là một trong những sự lựa chọn đúng đắn mà Phil English muốn giới thiệu đến tất cả các đối tượng đang có ý định học IELTS.
Chi tiết về PHILINTER: http://philenglish.vn/khu-vuc-va-truong/cebu/Philinter/
Theo nguồn: Phil English