Phỏng vấn với giáo viên - Nhà báo công tác lâu năm tại trường AELC

Có một điều Phil English muốn nhấn mạnh với tất cả các bạn nhiều lần là đội ngũ giáo viên bản ngữ tại trường AELC luôn được đánh giá cao nhất trong số các trường có thế mạnh về giáo viên bản ngữ tại Philippines. Hầu như các thầy trước đó đều từng làm những công việc liên quan đến ngành giáo dục. Có thầy từng là nhà báo, có thầy từng là thạc sĩ chuyên ngành giảng dạy, đã giảng dạy tiếng Anh tại rất nhiều nước như Hàn Quốc, Nhật Bản và cuối cùng dừng chân tại Philippines.... Nhưng có một đặc điểm chung là tất cả các học viên ở đây đều cảm thấy hài lòng với sự tận tâm, nhiệt huyết, hết lòng vì học viên của các thầy. Hôm nay, hãy cùng Phil English gặp gỡ với một người thầy, đã gắn bó với AELC từ những ngày đầu khởi thủy và nghe ý kiến của thầy về việc học và thi IELTS nhé!

truong-aelc-clark-1

Tammy, nhân viên của Phil English, phỏng vấn thầy Bryan, giáo viên dày kinh nghiệm tại AELC

PE (Phil English): Em chào thầy, thầy có thể giới thiệu đôi chút về bản thân không ạ?

T. Bryan: Tôi tên là Bryan Johnson. Tôi đến từ Canada. Tôi đã công tác tại AELC được 8 năm rồi, từ ngày đầu AELC mới thành lập.

Trước đây, tôi từng là nhà báo, làm việc cho tờ nhật báo của Canada mang tên: “The Globe and Mail”. Tôi đã đi qua nhiều nước, và cuối cùng tôi dừng chân tại Philippines, vì tôi cảm thấy, nơi đây thích hợp với tôi nhất. Hiện tôi đang đảm nhiệm k năng Writing lớp học 1:1 và kỹ năng nói cho các lớp nhóm ở trường.

PE: Rất vui được trò chuyện với thầy hôm nay, và cám ơn thầy đã dành thời gian cho Phil English. Trước tiên, thầy có lời khuyên nào để giúp các bạn học viên Việt Nam cải thiện được kỹ năng Viết IELTS không ạ?

T. Bryan: Bạn cũng biết đây, tôi từng là nhà văn, tôi từng làm việc cho tờ soạn báo nên tôi có nhiều kinh nghiệm trong cách Viết và cũng biết làm thế nào để dạy cho học viên biết cách Viết tốt. Có một điểm mấu chốt tôi cần lưu ý với các bạn ở đây là Từ vựng. Ở các bài Đọc và bài Nghe, bạn sẽ không thể làm chủ được Từ vựng của mình. Bởi chủ đề Đọc và Nghe rất vô biên, sẽ có những từ bạn không thể nào biết được. Nhưng trong bài Viết và bài Nói, bạn có thể làm chủ được lượng từ vựng của mình. Thế nên để Viết tốt thì trước tiên học viên nên học và nắm được lượng từ vựng tốt đã nhé.

PE: Vậy thầy có thể cho em biết một số mẹo để Viết tốt được không ạ?

T. Bryan: Trong kỹ năng Viết, thì hoàn toàn không có mẹo nào để viết tốt hết mà mẹo lớn nhất là phải Viết thật nhiều thôi. Bạn không để đọc để viết tốt. Ví dụ như bạn không thể đọc làm thế nào để chơi bóng chuyền, hay bóng rổ tốt được, mà bạn phải lao vào đánh bóng để biết chơi. Cũng như vậy, cách tốt nhất để cải thiện Viết là phải Viết. Và cái mà tôi thích ở luyện thi IELTS là nó hoàn toàn không là lý thuyết. Em ngồi Viết đi, và tôi sẽ chỉ cho em thấy ngay lập tức em sai chỗ nào, em cần sửa chỗ nào.

PE: Xin thầy cho biết sự khác nhau giữa phương pháp truyền đạt giữa các lớp 1:1 và lớp nhóm của IELTS ở trường, vì theo em nhận thấy ở các lớp 1:1 cũng là nội dung học Nghe, Nói, Đọc, Viết, và các lớp nhóm cũng là các kỹ năng đó.

T. Bryan: Như bạn biết đấy, các lớp 1:1 là giáo viên sẽ kèm từng người một. Học viên sẽ được học một cách chuyên sâu nhất. Ví dụ như trong giờ Viết của tôi, học viên sẽ được tôi cho chủ đề, viết, và được chữa lỗi sai cụ thể cho riêng bạn đó. Còn như trong lớp nhóm, tôi phải giải quyết với các vấn đề chung của tất cả mọi người, và xem mọi người muốn gì. Cũng có một sự chênh lệch trình độ nhẹ ở đây. Tôi không thể để một ai đó bị văng ra khỏi quỹ đạo bài học. Không ai có thể quyết định hôm nay học gì, mà tôi phải tìm sự cân bằng cho tất cả mọi người. Ví dụ, hôm nay là giờ học Đọc, tôi sẽ tìm xem vấn đề chung của tất cả mọi người gặp phải là gì và bắt đầu từ đó. Nói tóm lại, trong giờ học 1:1, giáo viên có thể theo cá nhân và giải quyết vấn đề cho từng cá nhân, còn trong lớp nhóm thì giáo viên sẽ giải quyết vấn đề chung của tất cả các học viên.

PE: Thế còn kỹ năng Nói thì thế nào ạ? Ý kiến của thầy thế nào về việc các bạn học viên hay luyện các mẫu câu để đi thi Nói IELTS? Điều này có thực sự giúp các bạn tăng điểm IELTS không ạ?

T. Bryan: Tôi không nghĩ là Pattern (mẫu câu) thực sự hữu ích vì nó không tự nhiên bạn ạ. Tôi cũng nhấn mạnh như thế này, IELTS là hệ thống đánh giá năng lực tiếng Anh, nó là hệ thống kiểm tra trình độ của bạn, chứ không phải là hệ thống giúp bạn học tiếng Anh. Vì vậy, chắc chắn những ai trình độ mới bắt đầu thì không thể dự thi kì thi này được, vì số điểm quá thấp sẽ không có giá trị gì cả, bạn sẽ không tốn 200 đô la để lấy điểm IELTS 3.0 hay 4.0 chứ? Thế nên ít nhất, trình độ để thi cũng phải từ trung cấp trở lên. Mẫu câu là cần thiết cho trình độ mới bắt đầu. Nhưng ở trình độ để thi IELTS, bạn nên quên các mẫu câu đi.

PE: Thế còn việc dùng Phrasal verbs thì sao ạ?

T. Bryan: Dùng Phrasal verbs trong bài nói là tốt chứ bạn.

PE: Nhưng em nghe nói dùng nhiều Phrasal verbs sẽ làm giảm tính trang trọng của bài Nói?

T. Bryan: À ví dụ có những hành động như Put on, take off, put off... thì bạn vẫn phải dùng trong bài nói đó thôi.

PE: Đó là do những hành động đó không có những từ bình thường khác để chỉ, nên họ phải dùng Phrasal verbs thôi ạ. Thế còn những hành động mà vừa có từ để chỉ hành động, vừa có Phrasal verbs để thay thế, thì làm thế nào ạ?

T. Bryan: Phrasal verb là một phần của Idiom. Phrasal verbs thì bạn phải dùng một cách cẩn thận bởi nghĩa của động từ giới từ đôi khi ghép lại, lại cho ra một nghĩa khác. Ví dụ, nếu bạn gặp bạn của bạn một cách tình cờ sáng nay tại SM Mall, bạn có thể nói: “I met my friends by chance this morning in SM Mall”. Nhưng bạn có thể thay thế: “I ran into my friends this morning”. Run là chạy, into là vào trong, thế nhưng khi ghép nghĩa Run into, bạn lại có thể tạo ra nghĩa khác là “gặp gỡ một cách tình cờ”. Thế là bạn đã cho giám khảo hiểu được rằng, bạn hiểu và biết cách sử dụng tiếng Anh ở một cấp độ cao hơn. Vậy điều gì có thể ngăn giám khảo không cho bạn điểm cao trong phần Nói được nữa?

PE: Thầy ơi, có một số tài liệu dạy rằng, kể cả trong bài nói, người thi cũng nên tuân theo format là: có mở bài, thân bài, và kết bài như bài viết. Thầy có thể cho em lời khuyên về điều này được không ạ?

T. Bryan: Tôi cũng biết là trong tất cả các bài viết bạn được học ở trường đại học, hay trong task 2 của IELTS cũng cần có một format căn bản như bạn vừa kể trên. Tuy nhiên, ở trong bài thi nói của IELTS, tiêu chí là bạn cần phải nói giống người Bản ngữ càng nhiều càng tốt. Chúng tôi không nói chuyện theo kiểu có thân bài, mở bài, kết luận như thế. Chúng tôi nói một cách tự nhiên, bình thường như tôi đang nói với bạn đấy. Chúng tôi nói có nhấn mạnh, có điểm dừng, nói một cách tự tin, rõ ràng, có chính kiến. Bạn hỏi, tôi trả lời, bài nói này phù hợp để thi IELTS đó (cười). Vì vậy, người giám khảo không mong bạn trả lời câu hỏi như một người học tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ 2, mà họ mong bạn trả lời như một người học ngôn ngữ thực thụ, tức gần với người bản xứ nhất.

Và một điều nữa là bạn có để ý, rất nhiều người không thể nói một cách tự tin, trôi chảy, không tự tin khi nói ngay cả trong tiếng mẹ đẻ của họ. Vì vậy, luyện tập nói với một phong thái tự tin cũng là một yếu tố quan trọng trong kì thi nói IELTS.

PE: Chúng em đã được dạy rất nhiều rằng ở trong bài thi nói IELTS, task 3, tức là trả lời câu hỏi chuyên sâu, cần sự lập luận thì chúng em cần sắp xếp bài nói một cách có hệ thống như: Lý do thứ nhất, lý do thứ 2, lý do thứ 3, lý do thứ 4... Vậy theo thầy giữa những tiêu chí về kỹ năng nói và nội dung bài nói, thầy cho rằng khía cạnh nào quan trọng hơn?

T. Bryan: Đầu tiên, người ta sẽ xem xét đến sự lưu loát, ngữ điệu, giọng, phát âm của bạn trước, vì cái đó sẽ đập vào tai người nghe trước. Sau đó, người ta sẽ xét đến nội dung. Ví dụ câu hỏi là: bạn hãy nói cho tôi biết sự khác nhau cơ bản giữa Mỹ và Canada?

Trước tiên tôi sẽ phải có sự sắp xếp nội dung câu trả lời trong đầu trước. Và có thể tôi sẽ trả lời như sau: Tôi lớn lên ở gần vùng biên giữa hai nước nên ngay khi tôi còn nhỏ, tôi cũng nhận ra được điểm tương đồng giữa hai nước. Tuy nhiên, rất nhiều năm đã qua đi, hai đất nước càng ngày càng phát triển theo hai hướng khác nhau, dẫn đến có nhiều điểm khác biệt... Điều khác biệt đó thể hiện trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội....

Như vậy, câu trả lời của tôi vẫn đầy đủ, vẫn có tính tổ chức, nhưng không sử dụng cách máy móc như vấn đề 1, vấn đề 2, vấn đề cuối cùng... Tôi không muốn các giám khảo nghĩ rằng tôi có sự tập vợt ở nhà trước, điều họ muốn nghe bạn nói là nói một cách tự nhiên và tự tin.

PE: Thế còn vấn đề sử dụng từ vựng thì sao ạ? Em nghe nói trong bài nói IELTS, càng sử dụng nhiều từ mới mang tính học thuật, càng được điểm cao phải không ạ?

T. Bryan: Đó là một câu hỏi mang tính xảo quyệt nên tôi cũng đưa ra câu trả lời mang tính khôn lanh nhé (tricky)

Đôi khi, nếu bạn sử sụng 1 từ với giá 100 đô la, so với một từ có giá 5 đô, điều đó cho thấy bạn đang nỗ lực để lấy điểm cao. Tuy nhiên, có một điều tôi phải lưu ý, những từ vựng quá đắt, quá học thuật như thế, đôi khi người bản ngữ lại không dùng. Và nếu không thật sự hiểu những từ đó, đừng vội vàng dùng nó (Dont jump into using it). Học trò tôi thường đang dùng những từ thông dụng, rồi họ nảy ra suy nghĩ, ồ những từ này bình thường quá, tôi phải tìm những từ cao cấp để thay thế. Thế là họ mở từ điển ra, tìm những từ đồng nghĩa để thay thế. Nhưng không may, không phải tất cả những từ đồng nghĩa đều có nghĩa giống nhau trong mọi trường hợp, nó chỉ tương đồng trong một vài nét nghĩa. Điều đó khiến tôi bật cười. Nhưng may mắn là họ học với tôi nên tôi có thể đưa ra lời khuyên và sửa cho họ ngay lập tức.

Bởi vậy, nếu không chắc chắn về nét nghĩa của từ đó thì đừng bao giờ sử dụng nó nhé. Nó sẽ là con dao hai lưỡi đấy.

PE: Lời khuyên của thầy bổ ích quá ạ. Vậy cho em hỏi, thầy đã có nhiều kinh nghiệm dạy IELTS cho các bạn học viên Việt Nam, thầy có lời nhăn nhủ gì dành cho các bạn không ạ?

T. Bryan: Điều không thuận lợi lớn nhất của các bạn là vì ngôn ngữ mẹ đẻ của các bạn không có âm cuối, do vậy, khi nói tiếng Anh, bạn cũng bê nguyên vào đó, nói không có âm kết thúc. Đó là khó khăn lớn nhất của các bạn. Và thực sự tôi muốn nói thêm một chút ngoài lề, tôi đã từng là một nhà báo, và tôi đã đến thăm đất nước của các bạn trong những năm khói lửa chiến tranh, đã từng có những bài báo kí sự về chiến tranh, tôi cũng đã từng theo chân các giải phóng quân của các bạn qua giúp đỡ Camphuchia, hay cũng đã đến biên giới Việt - Trung năm 79 để chứng kiến cuộc chiến biên giới. Tôi đã từng phải chứng kiến nỗi đau mà người dân Việt Nam phải chịu đựng, mất mát như thế nào. Thế rồi tôi thấy những đứa con của Việt Nam sang Philippines du học, ăn mặc đẹp đẽ, khỏe mạnh, thông minh, chăm chỉ, có thể đi bất cứ nơi nào trên thế giới mà họ muốn, như bất cứ người nào trên thế giới này. Điều đó khiến tôi vui từ trong tim. Tôi chưa bao giờ nghĩ mong đợi Việt Nam sẽ hồi phục và trỗi dậy mạnh mẽ trong chiến tranh nhanh như thế. Hầu hết các bạn học viên Việt Nam qua đây đều mang tinh thần thượng võ của dân tộc, đều cầu tiến, ham học hỏi, và rất chăm chỉ. Điều đó tôi lấy làm vui mừng và yêu mến các bạn hơn.

Hãy đến AELC, tôi tin là chúng tôi sẽ không làm những người con của Việt Nam thất vọng.

PE: Em cám ơn thầy về cuộc trò chuyện ngày hôm nay, em đã học rất nhiều điều từ thầy qua cuộc trò chuyện này. Em cám ơn về tình cảm và sự yêu mến đặc biệt mà thầy dành cho học viên Việt Nam. Xin chúc thầy thật nhiều sức khỏe để tiếp tục công việc truyền đạt kiến thức cho học viên.

truong-aelc-clark

Tạm biệt AELC, Phil English tiếp tục chuyến hành trình của mình đến thăm những ngôi trường khác. Hẹn gặp lại AELC vào tháng 4 này để cập nhật khóa IELTS mới nhất. Hãy đến AELC để gặp những người thầy có tâm và có tầm như thầy Bryan nhé các bạn!

Xem thêm chi tiết về trường:

http://philenglish.vn/khu-vuc-va-truong/angeles-clark/aelc-1/

http://philenglish.vn/khu-vuc-va-truong/angeles-clark/aelc-2/

Theo nguồn: Phil English

AELC
Các tin Khác