Khi khách hàng hỏi chúng tôi trường học nào có chương trình học vượt trội nhất, Phil English sẽ không đắn đó mà trả lời đó là Philinter. Đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp có tiếng trong các trường Anh ngữ tại Philippines, hệ thống giáo viên chủ nhiệm... đã làm nên tên tuổi của Philinter. Philinter cũng “sinh” ra được nhiều thế hệ giáo viên được đánh giá trình độ cao, trở thành các giáo viên trưởng của các trường tên tuổi tại Cebu.
Xin chào, hôm nay Phil English xin giới thiệu về khoá học General ESL, khoá học này được Philinter tổ chức như thế nào xin mời các bạn xem qua bài phân tích dưới đây.
CẤU TRÚC KHÓA HỌC
Tên khoá học
|
Lớp 1:1
|
Nhóm nhỏ
|
Nhóm lớn
|
Lớp Thứ 7
|
GENERAL ESL
|
4 tiết học
|
2 tiết học
|
2 tiết học
|
2 tiết học
|
Giờ học Man to Man: Từ 3 nhóm môn học Read & Vocabulary, Listening & Speaking, Grammar & Writing, học viên được lựa chọn để học trong 4 tiết học. Ở nhóm môn học trên Listening & Speaking được gộp làm 1 nhóm nhưng phân tích theo trình độ của mỗi học viên mà có thể tách Speaking, Listening thành 4 lớp học.
Ở lớp học nhóm nhỏ, học viên có thể chọn 2 môn học trong số Native Conversation (hội thoại với giáo viên bản ngữ), Pronunciation, Grammar, Multimedia Skill (kỹ năng đa phương diện), học trong 2 tiết học, mỗi lớp 4~7 người.
Giờ học nhóm lớn: học viên có thể chọn 2 môn trong số Premium English, Culture Creativeness, Photo Journalism, Concept Cube. 2 giờ học, mỗi lớp 9~15 người.
Vào thứ 7 có giờ học chính quy, học viên có thể tham gia vào lớp học nhóm tự do liên quan đến ESL trong vòng 90 phút. (Speaking, Grammar, Listening, Multimedia Skill,...)
Thời gian biểu mẫu 1 ngày của khoá General ESL
Thời gian
|
Thứ 2 ~ thứ 6
|
Thứ 7
|
07:10 ~ 07:50
|
Ăn sáng
|
|
08:00 ~ 08:45
|
1:1 (Writing)
|
|
08:50 ~ 09:35
|
1:1 (Speaking)
|
Lớp học nhóm Listening
|
09:40 ~ 10:25
|
1:1 (Đọc, Từ vựng)
|
Lớp học nhóm Listening
|
10:30 ~ 11:15
|
1:1 (Listening)
|
Lớp học nhóm Ngữ pháp
|
11:20 ~ 12:00
|
Lớp nhóm lớn (Photo Journalism)
|
Lớp học nhóm Ngữ pháp
|
12:00 ~ 13:00
|
Ăn trưa
|
|
13:00 ~ 13:45
|
Lớp nhóm nhỏ (Ngữ pháp)
|
|
13:50 ~ 14:35
|
Lớp nhóm nhỏ (Hội thoại với GV bản ngữ)
|
|
14:40 ~ 15:25
|
Giờ tự học
|
|
15:30 ~ 16:15
|
Lớp nhóm lớn Concept Cube)
|
|
16:20 ~ 17:00
|
Giờ tự học
|
|
17:30 ~ 18:10
|
Ăn tối
|
|
KHÁI QUÁT GIỜ HỌC 1:1
Speaking & Listening: Mục đích lớp học này rèn luyện phản ứng, tương tác. Giờ học sẽ là giờ luyện tập hội thoại của 2 người. Để người nghe hiểu được những gì mình muốn nói, học viên cần phải nói câu có cú pháp đúng, đầy đủ. Vì là hội thoại, có hỏi có đáp, nên bắt buộc học viên phải trả lời được lại câu hỏi của người kia. Giờ học sẽ giúp học viên rèn luyện được trong hoàn cảnh nào sẽ trả lời như thế nào. (Bên dưới bài viết sẽ có phần trải nghiệm thực tế lớp Speaking).
Grammar & Writing: Môn học này cũng giúp rèn luyện khả năng phản ứng, tương tác (interaction). Do là một bài viết hoàn chỉnh nên học viên cần phải dùng các câu có tính Formal (Trang Trọng). Muốn tạo câu trang trọng, thì đòi hỏi ở các khả năng ngữ pháp, vì vậy, 2 cái môn này được gộp lại thành một nhóm. Giáo trình sẽ dựa vào giáo trình Oxford. Mục đích của lớp học này là giúp học viên có thể viết được từ câu văn bình thường thành câu văn có kiểu cách.
Reading & Vocabulary: Không phải học thuộc lòng từ vựng - mà thông qua câu, từ vựng sẽ đọng lại được trong tiềm thức học viên - đó là cách giảng dạy của Philinter. Các học viên sẽ được cho đọc các bài đọc hay câu văn, so sánh, phân tích và thảo luận. Phân tích tại sao từ vựng đó lại được dùng như thế, cách dùng tương tự của từ vựng đó, phát sinh thêm các từ vựng khác. Đồng thời rèn luyện cho học viên tóm được ý chính của bài.
KHÁI QUÁT GIỜ HỌC NHÓM NHỎ
Ở giờ học nhóm nhỏ này, ngoài giáo viên ra, học viên cũng phải giao tiếp với các học viên khác cùng lớp, vì vậy học viên sẽ củng cố thêm được các kỹ năng Speaking, Writing, Ngữ pháp, Listening, Từ vựng, Reading....
Trong giờ học Native Conversation (hội thoại với giáo viên bản ngữ), tuỳ thuộc vào giáo viên, các học viên sẽ được luyện tập trao đổi ý kiến về các chủ đề khác nhau như cuộc họp, tranh luận, lúc thì cần sử dụng tiếng Anh trang trọng, lúc thì chỉ cần sử dụng tiếng Anh bình thường. Giờ học Multimedia Skill sẽ sử dụng tài liệu là các bộ phim, hay bài đọc, bài phóng sự để rèn luyện các kỹ năng, giờ Vocabulary & Speaking sẽ thông qua Speaking để nắm vững được các từ vựng. Ngoài ra còn có môn học củng cố Pronunciation và Grammar. Từ các môn học trên, học viên được lựa chọn 2 lớp học.
KHÁI QUÁT GIỜ HỌC NHÓM LỚN
Mục đích của lớp học này không phải để rèn luyện cho từng cá nhân mà là để cung cấp thêm kiến thức mới cho học viên. Nó giống với kiểu học ở các trường Đại học. Cùng một môn học nhưng học viên có trình độ sơ cấp và học viên trình độ Cao cấp sẽ được chia vào các lớp khác nhau. Lớp Culture Creativeness sẽ học về cách ứng xử, lễ nghi, lịch sử, văn hoá của đất nước. Lớp Photo Journalism sẽ sử dụng tranh, ảnh làm tài liệu, và học viên phải miêu tả lại được có những gì trong tranh, ảnh bằng tiếng Anh; Ở lớp Concept Cube, trong câu sẽ khuyết một số từ và học viên cần phân tích để xem điền từ vựng nào vào cho thích hợp; ở lớp Premium English sẽ học về quy tắc, cụm từ đã quy định, thành ngữ.... Ngoài học từ vựng ra thì học viên cũng có thể học các môn học bổ trợ Speaking, hội thoại, khoa học... trong số các môn học trên thì được chọn 2 môn học.
Trải nghiệm giờ học Man to Man (khoá General ESL, lớp Speaking)
- Tên khoá học: General ESL
- Tên lớp học: Speaking
- Giáo trình: Express Yourself 1
- Trình độ lớp học: Sơ cấp
- Tên giáo viên: T. Clifford
Lần này, nhân viên của Phil English đã được trải nghiệm giờ học cơ bản nhất ở đây, là lớp Speaking của khoá General ESL. Giáo trình được sử dụng là “Express Yourself 1”. Tuỳ vào trình độ của giáo viên mà giáo trình được thay đổi. Giáo viên là người đã làm việc tại Philinter 4 năm, có giàu kinh nghiệm và được nhiều học viên yêu mến, đó là thầy Clifford.
Trong giờ học, để có thể nói được tiếng Anh, học viên cần rèn luyện 4 yếu tố cần thiết dưới đây, đồng thời mục đích để nâng cao được khả năng diễn đạt của học viên khi nói.
- Coherence (tính mạch lạc)
- Lexical Resources (năng lực từ vựng)
- Grammatical Range & Accuracy (kiến thức ngữ pháp và sử dụng chính xác)
- Pronunciation (phát âm)
Vậy thì, hãy cùng nhau tìm hiểu lớp học nhé.
Bước 1:
Trước hết, trong giờ học Speaking, giáo viên sẽ lựa chọn một chủ đề và bắt đầu giờ học. Lần này, thầy Clifford đã lựa chọn chủ đề “Life Styles”. Sau đó, giáo viên sẽ gợi ý và đặt câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài học. Do chủ đề là Life Style nên tôi đã nói chuyện với giáo viên về cuộc sống, sở thích của mình trong 5 phút.
Bước 2:
Đọc câu chyện ngắn có liên quan đến chủ đề trong giáo trình. Với chủ đề lần này, câu chuyện được đề cập trong sách liên quan đến hạnh phúc của con người, vì là câu chuyện tôi thích nên nó cũng dễ dàng để hiểu. Trong khi đọc, nếu có phát âm sai, thầy Clifford sẽ sửa lỗi và giải thích cẩn thận. Ngoài ra cả cách nhấn nhá trọng âm cũng được thầy chú ý và giải thích cặn kẽ. Giờ học này thật sự sẽ cải thiện được phát âm rất nhiều.
Bước 3:
Sau khi đọc xong bài đọc, học viên phải trả lời của các câu hỏi phần Comprehension có trong giáo trình. Phần Comprehension là phần xác minh lại xem học viên đã thật sự hiểu bài hay chưa. Bằng cách trả lời câu hỏi như thế, thì mức độ mạch lạc trong diễn đạt cũng sẽ được tăng lên.
Bước 4:
Lần này, trong các bài tập Express Yourself, nhiều câu hỏi về “hạnh phúc” có liên quan đến “life style” hàng ngày không được hỏi. Nội dung câu hỏi của các bài tập trong Express Yourself, tất cả đều là câu hỏi Option (suy nghĩ của bản thân). Ở đây, các giáo viên sẽ đưa ra các câu chuyện có liên quan đến câu hỏi của chính mình, hoặc các câu chuyện gần với học viên, tạo ra hoàn cảnh giúp học viên có thể dễ dàng trả lời được câu hỏi. Mục đích của giáo trình này là để học viên có thể diễn đạt được suy nghĩ của bản thân, cứ lặp đi lặp lại như thế thì cách diễn đạt của học viên sẽ tăng lên.
Bước 5:
Sau khi kết thúc các bài tập Express Yourself, thầy Clifford giải thích các phần cần thiết có liên quan đến câu chuyện ngắn đọc ban đầu. Và học viên sẽ được cho đọc lại một lần nữa câu chuyện ngắn đó, thầy sẽ một lần nữa đặt câu hỏi cho các phần cần thiết để học viên hiểu bài hơn so với lần đầu đọc. Sau khi đọc xong, tôi phải tóm tắt lại nội dung bài đọc. Lúc này chính là lúc tôi phải vận dụng khả năng từ vựng (Lexical Resources) và cách diễn đạt (Grammatical Range & Accuracy).
Tuy nhiên, lớp học Speaking không chỉ để nói chuyện thông thường mà tại Philinter, các lớp học Speaking được thiết kế để kỹ năng Nói được cải thiện nhiều nhất có thể, đây là điều mà chính Phil English cảm nhận, xác thực.
Lời khuyên của giáo viên dạy Speaking
Người ta thường nghĩ rằng việc dễ dàng nhất khi học tiếng Anh đó là Nói. Nếu chỉ để có thể giao tiếp hội thoại hàng ngày, thì những kỹ năng cần thiết chỉ cần học bất kỳ một trường Anh ngữ nào trong vài tháng là bạn hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, không chỉ là để học các kỹ năng tiếng Anh tối thiểu, mà khi có hệ thống giáo dục khoa học và hợp lý thì không chỉ là nâng cao được năng lực tiếng Anh, mà còn có thể sử dụng tiếng Anh thành thục, thoải mái; Và không chỉ đơn giản là hội thoại, mà khả năng từ vựng, ngữ pháp, phát âm, độ chuẩn xác khi sử dụng tiến Anh cũng sẽ được cải thiện nhiều.
Để có thể truyền tải được ý kiến của mình bằng tiếng Anh mà không cần phải dịch sang tiếng Việt, mà phản xạ bằng tiếng Anh luôn thì nhất định phải cải thiện 4 yếu tố cơ bản khi học Speaking đó là Coherence (tính mạch lạc), Lexical Resources (khả năng từ vựng), Grammatical Range & Accuracy (kiến thức ngữ pháp và sự chuẩn xác), Pronunciation (phát âm).
Teacher Clifford
Trải nghiệm lớp học nhóm (khoá học General ESL, lớp Vocabulary & Speaking)
- Tên khoá học: General ESL
- Tên lớp học: Vocabulary & Speaking
- Giáo trình: phát giấy in
- Trình độ lớp học: Sơ cấp
- Tên giáo viên: T. Mitch
Tôi đã được trải nghiệm tham gia lớp học Vocabulary & Speaking tại Philinter.
Giáo viên đưa ra chủ đề, viết nội dung và các từ vựng mà học viên phát biểu lên bảng.
Các học viên mới bắt đầu với tiếng Anh, hay chưa quen với tiếng Anh đều có thể tham gia lớp học này. Tôi rất ấn tượng vì giáo viên chú ý, cẩn thận sửa từng lỗi trong phát biểu của học viên. Ngoài ra, giáo viên cũng ứng biến thích hợp với những chủ đề được phát triển từ những phát biểu của học viên, đổi chủ đề nhưng vẫn thu hút được nhiều quan tâm của học viên.
Người giáo viên tận tâm đó là Teacher Mitch (dưới đây sẽ viết tắt là T. Mitch).
Teacher Mitch
Bắt đầu giờ học:
Bước 1: Giới thiệu bản thân
Lần này vì có sự tham gia của nhân viên Phil English, nên các học viên khác dường như có chút hồi hộp. Tuy nhiên, đôi khi thay đổi hoàn cảnh cũng tốt cho việc học hội thoại, vì vậy chúng tôi đã bắt đầu màn chào hỏi nhau. Trong lớp học, mọi người sử dụng tên tiếng Anh để gọi nhau.
Bước 2: Chủ đề bài học, ý nghĩa các từ vựng
Giáo viên đã đưa ra chủ đề ngày hôm này, đó là “Mystery”. “What’s mystery?”, Mystery nghĩa là gì, ... giáo viên đặt câu hỏi cho các học viên.
Có một số học viên không hiểu, không biết thì có thể dùng từ điển để trả lời.
Trong lớp học, cũng có những học viên trả lời “tiếng mẹ đẻ thì hiểu nhưng không biết giải thích như nào ở tiếng Anh”, giáo viên sẽ nhẹ nhàng hỏi các câu hỏi chỉ dẫn như là “cảm giác hiểu như thế nào?” “Có từ nào gần gần nghĩa không?”...
Bước 3: Câu hỏi Yes/ No, Tại sao?
Giáo viên sẽ sử dụng các từ vựng đã được định nghĩa để đặt câu hỏi.
“Do you think human lives are mystery?” (Em có nghĩ rằng cuộc sống của con người thì bí ẩn không?”)
“And why?” (tại sao)
Dĩ nhiên nếu học viên chưa hiểu ý nghĩa câu thì sẽ giải thích, trong tình huống này:
① Câu được bắt đầu bằng “Do you think...?”, nghĩa là câu trả lời phải là Yes/ No
② Từ câu trả lời Yes/ No của mình, học viên sẽ được hỏi tại sao lại trả lời như vậy, cứ như vậy, hội thoại sẽ được tạo ra. Đồng thời, giáo viên cũng sẽ kiểm tra các từ vựng liên quan mà học viên đưa ra trong câu trả lời.
Ví dụ: từ câu hỏi này thì các từ có liên quan sẽ được đề cập là à miracle, destiny, not coincidence...
Sau đó, giáo viên sẽ lặp đi lặp lại các câu hỏi tương tự như thế, và học viên phải nghe và dĩ nhiên trả lời câu hỏi. Mục đích của việc cứ lặp đi lặp lại câu hỏi – trả lời như vậy để học viên có thể nhớ sâu được ①②.
Trong suốt cả buổi học, chủ đề bài học sẽ được nhiều lần nhắc đi nhắc lại, và luyện tập.
Cảm nhận về giờ học Speaking
Lần này tôi đã được tham gia vào lớp học Speaking với các học viên trình độ sơ cấp và đang học ở tuần thứ 2. Tôi cũng đã hiểu rõ hơn về cách giáo viên giảng dạy cho các học viên ở trình độ mới bắt đầu như thế nào.
Đôi khi, học viên không thể trả lời được, trông có vẻ sẽ nói được từ nhưng giáo viên lại nói trước mất. Dĩ nhiên có những cách dạy giúp học viên, nhưng cách dạy này có hơi dành cho các học viên ở trình độ trung cấp trở lên. Vì vậy, tôi nghĩ quan trọng để có được một giáo viên hiểu được trình độ học viên.
Lời khuyên từ giáo viên
Giáo viên luôn dặn học viên hãy nhớ để ôn tập lại bài. Đối với các học viên trình độ mới bắt đầu cần phải cố gắng để tiếng Anh “khắc” vào bộ nhớ.
“Trách nhiệm của tôi là sẽ xác nhận lại từng phát biểu của từng học viên và mở rộng hội thoại. Vì tôi chủ yếu dạy các học viên trình độ mới bắt đầu vì vậy tôi sẽ không có nhiều thời gian. Vì thế, tôi hi vọng rằng các học viên sẽ nhớ cẩn thận từng từ vựng, đồng thời vì đây là giờ học nói, mà trong hội thoại thực tế thì sẽ không cho bạn thời gian để suy nghĩ, vì vậy cần phải học để phản xạ nhanh trong hội thoại. Tôi sẽ không để các bạn học viên có nhiều thời gian để tra từ, hãy tranh thủ lúc bạn khác đang trả lời, hãy suy nghĩ và lắng nghe, tôi sẽ hỏi lần lượt từng bạn một. Vì mọi người sẽ học rất nhanh, sẽ quen dần nhanh thôi nên đừng sợ hãi gì mà hãy thử thách chính bản thân mình.”
T.Mitch là một giáo viên rất nhẹ nhàng, dễ tính. Bài giảng của cô thì cẩn thận, tỉ mỉ nhưng tốc độ nói chuyện thì không từ từ, chậm rãi vì để học viên có thể quen với tốc độ này ngay từ đầu, nhưng đặc biệt tôi cảm nhận được cách cô nói chuyện rất dễ nghe, học viên dễ dàng nắm bắt được nội dung.
Cảm ơn cô Mitch rất nhiều.
Trò chuyện với thầy Ninyo – giáo viên trưởng
(Ảnh bên trái là thầy Ninyo. Ảnh bên phải là học viên Việt Nam – khách hàng PE đang thuyết trình trước 50 người)
Tôi đã hỏi thầy là nếu trình độ tiếng Anh ở tầm học sinh năm 3 trung học cơ sở, nghĩa là học viên có thể nhớ 2000 từ vựng, thì nếu học ở Philinter thì có thể nói được đến mức độ nào.
Ở trường khác thường câu trả lời là “học tiếng Anh để không gặp trở ngại gì trong giao tiếp cuộc sống hàng ngày”. Tuy nhiên câu trả lời của thầy Ninyo đã làm tôi rất ngạc nhiên, “một câu hỏi ngớ ngẩn. Tôi không thể trả lời”. “Cùng với mỗi bộ phận trên cơ thể, ngôn ngữ đều có chức năng, mỗi bộ phận cân bằng với nhau, tạo thành một tổng thể. Vì vậy nếu chỉ nói là giỏi Speaking thì cũng chưa thể nói là giỏi tổng thể được”. “Tại Philinter các học viên sẽ được học tính theo đơn vị tuần, vì vậy mỗi kỹ năng sẽ phát triển. Có học viên thì sẽ giỏi Speaking hơn, có học viên lại giỏi Writing hơn”.
“Philinter sẽ xem xét từng điểm yếu của học viên, và bổ sung cân bằng các kỹ năng cho học viên.”
“Khoá học General ESL của Philinter có thể nói như là một Ladder (cầu thang) Platform (nền tảng)”.
“Học viên có trình độ trung cấp level 3 trở lên có thể học khoá 12 tuần tại Philinter, và tôi nghĩ họ hoàn toàn có thể tham gia vào các kỳ thi chính thức hay các môn chuyên môn”.
Cho tới tận bây giờ, tôi đã đi tham quan nhiều trường học, trước khi đi tham quan, tôi luôn tìm hiểu các khoá học và hệ thống giảng dạy của trường và đặt ra các loại câu hỏi có vẻ điên khùng, hay câu hỏi phân tích, các câu hỏi cần tinh tế, thậm chí cả các câu hỏi khó trả lời... tôi chuẩn bị để hỏi các quản lý học viên ở trường, hay các giáo viên. Tôi đã gặp rất nhiều người như những quản lý viên mà né tránh trả lời câu hỏi, hay các giáo viên bảo không biết, hay câu trả lời không liên quan câu hỏi của hiệu trưởng... Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên mà tôi bị bật ở tình thế ngược lại. Thầy đã thẳng thắn trả lời câu hỏi của tôi, dựa vào những căn cứ thuyết phục, và dựa vào chính kiến thức của thầy. Tôi xin nghiêng mình kính nể.
Philinter có hệ thống phản hồi hỗ trợ chương trình học khá chặt chẽ. Các giáo viên sẽ kiểm tra kỹ năng của học viên sau mỗi giờ học của, mỗi cuối tuần, giáo viên trưởng hay các trưởng nhóm sẽ phân tích khả năng tiến bộ theo tuần của học viên và đưa ra hướng cải thiện, sau đó thầy hiệu phó và các trưởng môn sẽ kiểm tra lại một lần nữa. Trong tờ giấy kiểm tra sẽ kiểm tra tỷ lệ tham gia lớp học, phát âm, ngữ pháp, điểm yếu, và cột đánh giá ngắn gọn. Không chỉ là dựa vào những đánh giá, cơ sở đơn giản mà thiết kế nên các khoá học, mà đưa ra khoá học giúp học viên có thể tiến bộ cân bằng tất cả các kỹ năng, đó có lẽ chính là cốt lõi trong hệ thống giảng dạy của Philinter.
Tham khảo thêm thông tin của PHILINTER: http://philenglish.vn/khu-vuc-va-truong/cebu/Philinter/
Theo nguồn: Báo cáo tham quan trường từ Phil English