Phân tích khóa học Junior cho các bé dưới 15 tuổi tại CPI

Xin chào các bạn, mình là Tammy, nhân viên của Phil English. Như các bạn đã biết trong các bài báo cáo tham quan trường khác, mình đã phân tích rất kĩ về cơ sở vật chất cũng như các hoạt động dịch vụ tại CPI. Ngày hôm nay, mình sẽ viết về một chủ đề khác, mình sẽ phân tích sâu hơn và kĩ hơn về khóa Junior, khóa học nổi trội không kém khóa ESL. CPI nổi tiếng với chương trình học dành cho các bé từ 6 đến 15 tuổi cực kì sôi động, thu hút và khoa học. Sở dĩ trường Anh ngữ CPI là điểm đến lí tưởng cho các bé trong mùa hè này bởi ngoài các giờ học tiếng Anh, các bé còn được tham gia vào các hoạt động ngoài trời thú vị, được chu cấp những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và quan trọng hết được dìu dắt bởi các thầy cô vô cùng tận tâm và kiên nhẫn.

A: Phỏng vấn cô Liss về chương trình học của khóa Junior

Ngày hôm nay, có dịp trò chuyện với cô Liss, một trong những giáo viên tiêu biểu của khóa Junior, mình đã hiểu rõ thêm phần nào chương trình học của các bé tại đây.

co-liss

Cô Liss cùng học viên nhí của mình

Cô Liss: Xin chào PE, tôi tên là Liss và hiện nay tôi là một trong những giáo viên chính phụ trách khóa Junior ở CPI.

PE: Cô có thể cho biết điểm khác biệt giữa khóa Junior và những khóa học khác là gì ạ?

Cô Liss: Khóa Junior đặc biệt khác với các khóa học người lớn đó chính là sự sáng tạo và vui nhộn. Chúng tôi lồng ghép các trò chơi, các cuộc phỏng vấn, các hoạt động khác vào chương trình học để các em nhỏ tiếp thu một cách hiệu quả nhất. Ví dụ như trong chương trình Junior program sẽ có các giờ học nấu ăn, giờ học nghệ thuật, thể thao... và thông qua các hoạt động này, chúng tôi hướng các em hòa đồng với các bạn khác, vừa xây dựng nhân cách của các em, vừa giúp các em tiếp thu tiếng Anh một cách thoải mái nhất.

cpi

Khóa Junior hướng đến vừa dạy tiếng Anh, vừa định hình tính cách, nhân cách cho các em

PE: Cô có thể cho biết cụ thể hơn về các tiết học của chương trình Junior được không ạ?

Cô Liss: Về cơ bản, thời khóa biểu hàng ngày của khóa Junior cũng giống với các khóa người lớn, nhưng khác nhau về các giờ học ban đêm. Sau các giờ học ban ngày, các em nhỏ có giờ làm bài tập. Và các thầy cô sẽ hỗ trợ các em làm bài tập về nhà. Vì chúng tôi biết là các em nhỏ sau các giờ học ban ngày thì thực sự mệt và không còn năng lượng nữa nên chúng tôi sẽ kèm để đưa ra định hướng giúp các em hoàn thành bài tập về nhà một cách hiệu quả.

Trong các lớp học đặc biệt chúng tôi có giờ học nấu ăn, giờ học mỹ thuật, thể thao. Các em nhỏ vừa học vừa chơi để giảm bớt căng thẳng của  các giờ học ban ngày.

  lop-hoc-tu-chon

Các em thỏa thích nô đùa trong các lớp học tự chọn

Các chương trình học Junior được thiết kế để phù hợp với các em nhỏ. Ví dụ như chúng tôi có các bé 5 tuổi, hầu như trình độ tiếng anh là zero. Nhưng các giáo viên vẫn phải thiết kế chương trình học thích hợp cho các bé. Dạy từ những cái nhỏ nhất như a, b, c, d và lồng ghép các trò chơi vào như xếp chữ, ghép hình...

Chương trình học của khóa Junior, chúng tôi có 5 lớp học 1: 1, 2 lớp học nhóm và 1 lớp học native. Thông thường các giờ học từ thứ 2 đến thứ 5 kéo dài 45 phút nhưng vào thứ 6 thì tiết học sẽ chỉ kéo dài 40 phút vì chiều thứ 6 thường có lễ tốt nghiệp.

Sau đây tôi sẽ nói cụ thể về các giờ học của chương trình Junior của các bé. Tôi sẽ nói về 5 giờ học 1:1 đầu tiên:

Lớp học man to man thứ nhất:

Lớp học Nghe: Dĩ nhiên là đối với các học viên khóa Junior, audio sẽ dễ hơn, vui nhộn và thực tế hơn. Thông thường đó sẽ là các hoạt cảnh, các bộ phim hoạt hình với nội dung là các bài hát, bài thơ để giúp các em tiếp thu dễ hơn chứ không khô khan như các lớp người lớn. Các em sẽ có những tài liệu nghe. Các em sẽ nghe để điền vào chỗ trống, nghe trả lời câu hỏi....

  hoc-vien-nhi

Các học viên nhí chăm chỉ trong lớp

Lớp học Nói: Các lớp học nói khuyến khích học viên nói nhiều, tương tác với giáo viên nhiều. Bởi có một số học viên thì hỏi gì cũng hay trả lời Yes, Yes, Yes còn các học viên Hàn Quốc thì hay nói Just, Just, Just... Các giáo viên sẽ hỏi ý kiến của học viên, cố gắng bật học viên nói bằng các câu hỏi khác nhau như: Tại sao em lại nghĩ như vậy? Em cho rằng như vậy có đúng không? Ý kiến của em về vấn đề này là gì?

Trong các lớp học nói thì sẽ có kết hợp với các bài nghe. Và có rất nhiều các cuộc phỏng vấn. Ví dụ trong một bài học, sẽ có một yêu cầu là: em hãy đi ra ngoài và tìm một người phụ nữ đang bị tổn thương và phỏng vấn người đó. Sau đó các học viên nhí đi xung quanh trường và phỏng vấn. Trong sách sẽ có các ô trống để điền vào như: tên, tuổi, chuyện buồn… Sau đó học viên quay về báo cáo và kể lại cho giáo viên nghe.

Vào ngày tốt nghiệp thì các em nhỏ sẽ có bài phát biểu trước toàn trường, vì vậy mà các bài báo cáo như vậy cũng tập cho các em không ngại nói trước đám đông.

Lớp học Viết: Trong các lớp học viết, chúng tôi luôn động viên học viên viết nhiều nhất có thể. Đặc biệt chúng tôi khuyến khích các em viết nhật kí mỗi ngày. Chẳng hạn như hôm nay làm gì, gặp những ai, tâm trạng ra sao... Phần viết nhật kí này cũng là một phần bài tập về nhà của các em. Hoạt động này diễn ra từ 6h30 đến 7h15 tối. Và vào giờ học viết hôm sau, các thầy cô dạy viết sẽ check lỗi grammar, spelling và sửa trực tiếp lên đó cho các em.

Từ 7h20 đến 8h15 sẽ là lớp tự chọn. Vào các ngày trong tuần sẽ có một hoạt động khác nhau. Thứ 2 các em sẽ không có các hoạt động và chỉ làm bài tập về nhà. Thứ 6 thông thường sẽ là ngày tốt nghiệp nên sẽ cũng không có các hoạt động. Vào ngày thứ 3 sẽ có lớp Activities: lớp học bơi, xem phim, chơi Board Game, học đàn ghita hay Ukelele. Vào ngày thứ 4 sẽ có lớp học nấu ăn, và thứ 5 sẽ có lớp Art and Craft. Các lớp học tự chọn sẽ được tổ chức theo nhóm. Ví dụ như lớp nấu ăn, các em cũng không nhất thiết phải sử dụng đến bếp mà các cô sẽ hướng dẫn các em làm những món ăn đơn giản như: Salad, làm bánh ngọt, làm mứt, làm sandwitch...

Lớp Reading: Trong lớp học reading, các em sẽ được học kết hợp với kĩ năng nói và phát âm và cả từ vựng nữa. Ví dụ: các thầy cô có thể cho các em đọc một đoạn văn, và có rất nhiều từ mới mà các em không biết. Các thầy cô sẽ giải thích cho các em hiểu trước tiên. Sau đó các thầy cô sẽ yêu cầu các em đọc to đoạn văn để sửa lỗi phát âm cho các em. Tiếp đến sẽ có những câu hỏi để chắc chắn rằng các em hiểu đoạn văn đó. Chúng tôi cũng lồng ghép và nhiều idiom và giải thích nghĩa, giúp các em ứng dụng nó trong thực tế.

Lớp học Comprehension: Đây là lớp học kết hợp giữa Speaking và Writing. Các thầy cô sẽ giới thiệu các chủ đề mới và hỏi các câu hỏi gợi mở để lắng nghe ý kiến của các em. Ví dụ: các thầy cô sẽ hỏi: “which do you prefer, boats or trains”? Có em lại thích xe lửa hơn còn có em lại thích đi tàu thủy hơn. Có em lại trả lời rất thật: “em thích đi tàu thủy hơn vì hồi nhỏ có lần em đi xe lửa có một vụ hỏa hoạn trên xe lửa, làm em sợ lắm. Chắc đi tàu thủy không bị hỏa hoạn đâu”. Sau phần nói, các em sẽ được ứng dụng vào phần viết. Ví dụ như với đề bài ở trên các giáo viên sẽ yêu cầu các học viên nhí viết một đoạn văn ngắn nêu lí do tại sao các em lại thích đi boat hơn đi train.

Tiếp theo là các giờ học nhóm gồm hai giờ:

Hai giờ học nhóm: giờ học nhóm thường chú trọng vào phần tranh luận. Các thầy cô sẽ chia các em thành từng nhóm nhỏ và nêu topic để các em phản biện với nhau. Ví dụ: các em thích sống trong House hơn hay Apartment hơn? Mỗi đội sẽ đưa ra lí do để bảo vệ cho ý kiến của mình.

Giờ học nhóm còn lại sẽ là giờ học Pronunciation hoặc học nói với thầy bản ngữ

THỜI KHÓA BIỂU MẪU CỦA KHÓA JUNIOR

Khung giờ

Nội dung

Ghi chú

7:10-8:00

Ăn sáng

 

8:10-8:55

Lớp học nhóm

 

9:00-9:45

Lớp học 1:1

 

9:50-10:35

Lớp học 1:1

 

10:40-11:25

Lớp học 1:1

 

11:30-12:15

Tự do

 

12:15-1:00

Ăn trưa

 

1:15-2:00

Tự do

 

2:05-2:50

Lớp học 1:1

 

2:55-3:40

Lớp học nhóm

 

3:45-4:30

Lớp học 1:1

 

4:35-5:20

Tự do

 

5:25-6:10

Ăn tối

 

6:30-7:15

Viết nhật kí

 

7:15-8:10

Lớp hoạt động ( bơi lội, nấu ăn, mỹ thuật, đàn guitar, ukelele)

Trong lớp cooking, sau khi nấu xong thì các em sẽ tự hưởng thụ thành quả nấu nướng của mình luôn

            lop-nau-an

Các em nhỏ hào hứng tham gia lớp mỹ thuật và lớp nấu ăn

    nhay-zum-ba

Nhảy Zumba cùng các anh chị hay là nghiêm túc học Ukelele, sôi nổi chơi games cùng các bạn

PE: Xin cám ơn Cô Liss về buổi trò chuyện ngày hôm nay. Chúc cô thật nhiều sức khỏe, niềm vui và năng lượng để yêu thương, dạy dỗ, chăm sóc các bé được nhiều hơn. Chúc CPI ngày càng phát triển và luôn làm các học viên hài lòng!

B: Học thử lớp Writing với Cô Michelle

Mình đã có dịp tham gia lớp 1:1, kĩ năng Writing của khóa Junior ở CPI. Cảm nhận của mình là đây là một kĩ năng rất khó, vì kĩ năng viết đòi hỏi không chỉ vốn từ vựng nhiều, mà cấu trúc câu, ngữ pháp cũng phải chuẩn xác. Tuy nhiên, ở độ tuổi từ 7-16 tuổi, đòi hỏi viết một cách chính xác mà không sai văn phạm là một điều rất khó.

Tuy nhiên, khi mình tham gia lớp học thì những nghi ngại hoàn toàn biến mất. Nào mời các bạn cùng tham gia lớp học với mình nhé!

Cô giáo: Ms.Michelle

Độ tuổi học viên: 10-12

Trình độ: 1,5-2,5

Giáo trình: Writing Tutor

Sentence writing

Author: Randy Lewis

Đầu tiên sẽ là phần khởi động (Warm Up)

Hai cô trò chào hỏi nhau và cô khởi động lớp học bằng một số câu hỏi.

Cô Michelle: Em hãy nói cho cô biết một kỉ niệm mà làm em cảm thấy vui khi ở trường?

Tammy: Cô ơi, thực sự lâu quá em chả nhớ có kỉ niệm nào cả

: Thế còn ở nhà thì sao nè, em có chuyện gì vui muốn chia sẻ không?

Tammy: À vào năm ngoái, em được điểm cao nên mẹ em có mua cho em một món đồ chơi mới ạ!

(trong câu này mình đã dùng: last year, my mom buys me new toy. That is the rewad for high scores at school). Cô sửa ngay cho minh: buy=> bought, that is=> that was

: Vậy món đồ chơi đó em còn giữ không hay nó hỏng rồi?

Tammy: dạ, lâu quá em vứt nó đi rồi

: Thế còn kỉ niệm buồn thì sao nè?

(Next, thinking about a day that you were really upset?). Cô hỏi mình có biết từ upset không, và mình trả lời không biết nên cô giải thích bằng một từ đồng nghĩa khác:  Upset means that you are sad, you are not happy, unhappy

Tammy: Thực sự kỉ niệm buồn làm em nhớ mãi là khi con cún của em bị ốm rồi chết. Nó tên là Bang.

: ồ, buồn quá, nhưng cô tin rằng Bang sẽ luôn ở bên em và luôn yêu em

Tiếp theo cô hỏi mình điều gì khi đi học mình thích nhất? Trong lúc mình ấp úng không trả lời được thì cô gợi ý bằng những từ như: playing with your friends, or meeting teachers everyday..

Cô giải thích tại sao cô lại hỏi mình những câu hỏi này vì chủ đề ngày hôm nay mình phải viết là: một kỉ niệm ở trường làm em nhớ mãi.

Đánh giá phần Warming Up ( khởi động):

Phần khởi động của cô Michelle làm mình có ấn tượng khá tốt. Thông thường tâm lí trẻ em sẽ rất dễ chán nản khi bắt đầu bài học một cách khô khan. Tạo được thiện cảm, thích thú và sự thân thiện ở trẻ nhỏ là một cách tốt để giúp trẻ tiếp thu bài học tốt. Và cô Michelle đã làm được điều này khi chia sẻ những kỉ niệm vui và buồn của học trò. Mà người học trò này đã không trả lời vào vấn đề chính là “Kỉ niệm ở trường” mà còn đi vòng vo ở nhà nhưng cô đã khéo léo hướng về bài học.

Trong phần trả lời, mình cũng có cố ý nói sai thì và cô đã sửa ngay cho mình phần chia động từ. Việc sửa lỗi ngay như thế này cũng gây ấn tượng mạnh, giúp học trò nhớ được lỗi của mình lâu hơn.

writing

Đây là trang sách mà mình được học ngày hôm nay.

Cô yêu cầu mình đếm số từ trong bảng và sau đó yêu cầu mình điền vào.

Cô giải thích nghĩa của từng từ cho mình hiểu. Cô sử dụng nhiều từ trái nghĩa, đồng nghĩa, và cả ví dụ trong câu để giải thích cho mình hiểu.

Đầu tiên là từ lost: “Lost means gone. Ví dụ nếu cô lấy cái điện thoại này của em mà em không biết, mỗi lúc sau em bảo: teacher, my phone was lost”

Tammy: “Vậy em có thể nói: I lost my phone được không?”

Cô: được chứ, lost vừa là động từ, vừa là tính từ được mà.

Vậy em có biết như thế nào là danh từ, động từ hay tính từ không? (cái này lại gây khó dễ cho cô rồi^-^)

Mình trả lời là không biết để gây khó khăn cho cô Michelle, thế là cô bắt đầu nhẫn nại giải thích cho mình hiểu.

: “Trong Writing thì ngữ pháp rất quan trọng nên em cần nắm rõ. Trong các tiết ngữ pháp, cô giáo dạy ngữ pháp sẽ cho em biết, nhưng cô cũng sẽ nói sơ qua ngày hôm nay.

Verb là những từ chỉ hành động, ví dụ như: ăn, chạy, nhảy, nghe, nói... Còn tính từ là những từ để miêu tả danh từ. Ví dụ như: Tammy is beautiful=> beautiful là tính từ. Tương tự chúng ta có những từ khác ví dụ như: Your phone is expensive, CPI is nice=> nice, expensive ở đây đều là tính từ.

Sau đó mình lại gây khó cho cô bằng một câu hỏi:

Tammy: “Nếu em nói My phone expensive được không cô?”

Thế là cô Michelle lại vui vẻ dạy lại ngữ pháp căn bản từ đầu cho mình với những kiến thức cơ bản nhất.

Cô viết lên bảng câu của mình và giải thích:

Cô: “My phone là Danh từ, Expensive là tính từ. Trong câu trên em phải nói thế này mới phải: My phone is expensive”

Và trong câu trên, My phone đóng vai trò là chủ ngữ (Subject could be the things, people that we are talking about). Còn IS ở đây là động từ, mà cụ thể hơn chúng ta gọi nó là Linking Verb. Linking verb là động từ để connect, để kết nối giữa danh từ và tính từ. Trong trường hợp cụ thể này để kết nối “Phone” và “Expensive”.

Một ví dụ khác em có thể miêu tả em: Tammy is beautiful. (Tammy là chủ ngữ, là một người cụ thể, và được miêu tả là đẹp. Chủ ngữ và vị ngữ (danh từ và tính từ) được liên kết với nhau bởi động từ IS, một linking verb). Linking là kết nối, chức năng của IS là kết nối danh từ và tính từ với nhau.

Vậy thế còn câu này: Tammy eats breakfast. Tại sao mình không dùng IS giống trên kia nhỉ? Vậy danh từ và danh từ được kết nối với nhau bởi cái gì? Eats ở đây có phải Linking verb không? Vậy hãy nhớ cho cô một lần nữa, Linking verb chỉ được dùng khi nối Danh từ và Tính từ thôi nhé.

Ở đây, Eat là action verb. Vậy để connect chủ ngữ (là một danh từ) và một vị ngữ (cũng là một danh từ), chung ta phải sử dụng action verb.

Mà em có biết tại sao lại có “S” đằng sau Eat không? (dĩ nhiên là mình trả lời mình không biết rồi nhằm thử thách cô Michelle thêm nữa ^-^)

Tammy=> là chủ ngữ, chỉ một người thôi, là danh từ số ít (singular bắt nguồn từ tính từ Single nghĩa là một, số ít). Và ngược lại ta cũng có từ Plural nghĩa là số nhiều, tức là 2 trở lên.

Ở đây, chúng ta có luật lệ là:

If subject is singular (there is no S) => Verb must be plural with S

If subject is plular (with S, but some words without S like: men, sheep, fish)=> verb must be singular without S.

Sau khi đã nhẫn nại giải thích cho mình hiểu tất cả các quy tắc ngữ pháp, cô Michelle lại tiếp tục bài học với giảng nghĩa tiếng Anh các từ còn lại như: Left means you forgot something. Where is your bottle of water? You left it in your room. And Silly means idiot or stupid. Find means: If you lost something and its here=> it means you found it

Mình lại hỏi cô Michelle là giữa FoundLook For khác nhau chỗ nào?

Cô lại lấy ví dụ cho mình hiểu. FoundLook for đều có nghĩa giống nhau là mình đang tìm kiếm một thứ gì đó nhưng Found là em đã tìm thấy rồi, còn Look For là trong quá trình tìm kiếm.

Ví dụ: I’m looking for a pen, ahh...Its here.. I found it !!!

Cô Michelle vừa làm điệu bộ cử chỉ, vừa tìm kiếm khiến mình vừa thấy buồn cười mà lại rất dễ hiểu nữa.

Sau khi giải thích hết các nghĩa trong bài cho mình hiểu xong thì cô đưa ra các gợi ý để giúp mình điền hết các từ vào chỗ trống. Kết thúc part 1, cô động viên mình bằng cách cho mình 3 ngôi sao.

Chuyển qua phần 2 cô Michelle dạy cho mình Form của một bài viết. Trong một bài viết thông thường sẽ có 4 phần.

Đầu tiên sẽ là Title. Title is the name of something like: CPI or Cebu. “For the movie you like, what is its name?”

“Batman”=> “batman” is the title of that movie.

Phần tiếp theo sẽ là Orientation. Orientation shows when (the time) and where (place) that story, that experience happened.

Phần thứ 3 sẽ là Events. Events shows you the order, maybe what happens firstly, what happens secondly, what happens thirdly...

Và phần cuối sẽ là Ending. Ending là kết thúc của câu chuyện đó. Vậy chuyện gì xảy ra vào cuối của bộ phạm Batman? Batman chiến thắng kẻ thù và sống hạnh phúc với cô gái mình yêu. Đó là Ending của Batman.

Một lần nữa, cô bắt mình nhắc lại 4 phần của một bài viết. (Now tell me again what is four parts of a Writing form? These are: Title, Orientation, Events and Ending.

Hai cô trò tạm kết thúc bài học ở đây, và bài tập về nhà cô giao cho mình là Viết về kỉ niệm ở trường làm em nhớ mãi. Nhưng mình chưa phải viết ra thành bài hoàn chỉnh mà chỉ liệt kê ra kỉ niệm đó theo Form của một bài viết mà cô đã dạy. Bài tập khá dễ nhưng mình tin là thực sự cần thiết bởi nắm chắc được cấu trúc bài viết thì mới có thể viết hay và chuẩn được.

Nhận xét: Ngay từ khi bước vào lớp học của cô Michelle, sự vui vẻ, hóm hỉnh, đáng yêu của cô Michelle làm mình thực sự hưng phấn. Vì mình nói cô là hãy xem mình như một học viên 10 tuổi để thấy được cách cô truyền đạt. Có vẻ như chẳng có gì làm khó được cô. Khi giải thích từ mới, cô hay tìm ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa để giải thích từ mới đó, giúp mình vừa hiểu từ, vừa mở rộng vốn từ. Vốn một điều tối kị trong việc học ngôn ngữ là học từ riêng lẻ mà không đặt trong ngữ cảnh của câu. Vì thế mỗi lần cô giải thích bất kì một từ mới nào đều lấy ví dụ trong câu luôn. Cô hay dùng điệu bộ để diễn tả cảm xúc trong câu. Sau mỗi phần của bài học, cô đều cố gắng gợi ý để mình nhớ được nội dung vừa học. Ngoài ra, phát âm của cô Michelle siêu chuẩn và siêu ngọt luôn. Mình rất hay bị phát âm nhầm giữa từ “taught” và từ “thought”. Cô chỉ mình cách phân biệt như sau: Taught âm đầu là âm /t/=> đặt đầu lưỡi chạm hàm răng trên rồi bật hơi ra âm /t/. Còn Thought âm đầu là âm /θ/=> đặt đầu lưỡi chạm nhẹ giữa hai hàm răng, xì nhẹ rồi phát ra âm Th. Sau đó cô cho mình lặp lại nhiều lần hai âm này. (thực ra hai âm này học viên người Việt thường gặp khó khăn để phân biệt).

45 phút học thử với cô Michelle thực sự thu hút mình. Phong thái tự tin, gần gũi, cách truyền đạt dễ hiểu, phát âm chuẩn, tính cách hóm hỉnh... đã tạo nên một giờ học siêu thú vị.

          lop-hoc-thu

Lớp học thử cùng với cô Michelle

Ngoài ra, theo như mình được biết thì sau mỗi giờ học. Các thầy cô giáo đều phê vào cuốn sổ để nhận xét về thái độ học tập, độ tiếp thu, hăng hái xây dựng bài, những khó khăn mà học viên còn gặp. Cuốn sổ này sẽ được giao cho người giám hộ hoặc ba mẹ vào cuối ngày để có thể hỗ trợ tốt cho học viên nhí.

feedback

class-fb

TẠM KẾT: Với lợi thế cơ sở vật chất tốt, tiện nghi, sang trọng, bữa ăn ngon, hệ thống quản lí chuyên nghiệp, dịch vụ chăm sóc học viên thấu đáo, CPI làm hài lòng đại đa số tất cả các bạn học viên, kể cả những ông bố bà mẹ khó tính nhất. Với mô hình Sparta chỉ được ra ngoài vào cuối tuần, các ông bố bà mẹ hãy yên tâm để gửi con đến trường bởi các bé sẽ được bảo bọc an toàn, được dạy dỗ cẩn thận bởi đội ngũ cô giáo, thầy giáo, bảo mẫu và nhân viên trường. Thời gian 3 tuần ở tại trường, mình thường xuyên bắt gặp hình ảnh các em nhỏ chạy nhảy, nô đùa hồn nhiên dưới sân trường. Thi thoảng các em còn chơi bóng bàn hay là chạy bộ cùng ba mẹ trong phòng Gym.

phong-gym-cpi

Nếu các ông bố bà mẹ đang phân vân chương trình học liệu có khoa học, quá nặng hay quá nhẹ cho các em, có hiệu quả không, giáo viên có tận tâm không thì qua bài viết này chắc hẳn các anh chị đã nắm rõ được phần nào. Về cơ sở vật chất và hoạt động dịch vụ, bữa ăn, cách chăm sóc học viên ra sao thì mời các anh chị và các bạn hãy tìm hiểu các bài viết trước đây của mình để nắm rõ hơn:

https://philenglish.net/correspondent/cpi-mot-ngoi-truong-sparta-voi-chat-luong-dich-vu-khac-biet/?school_content=true

Một số hình ảnh thú vị của các em nhỏ mà mình ghi lại được ở trường:

hinh-junior-cpi

Một mùa hè sôi động nữa sắp đến, các ông bố bà mẹ còn chần chờ gì nữa mà không nhanh tay đăng kí khóa Junior hoặc Summer Camp để các bé vừa có một mùa hè thật ý nghĩa, vừa nâng cao được khả năng tiếng Anh, vừa rèn luyện tính cách tự lập, hòa đồng cho các bé. Hãy liên hệ với Phil English để được tư vấn và hỗ trợ hết mình!

Chi tiết về trường CPI: http://philenglish.vn/khu-vuc-va-truong/cebu/cpi/

Theo nguồn: Du học Philippines - Phil English

Link: Phân tích khóa học Junior cho các bé dưới 15 tuổi tại CPI

CPI
Các tin Khác