Tiếng Anh hiện nay đang
là một trong những ngôn ngữ phụ phổ biến nhất trên thế giới nói chung và khu vực
Đông Nam Á nói riêng. Ở khu vực Đông Nam Á, tiếng Anh có thể chia thành 2 loại:
ngôn ngữ chính (ngoài tiếng mẹ đẻ) ở các nước từng là thuộc địa của các quốc
gia nói tiếng Anh như Singapore, Malaysia, Brunei (thuộc địa Anh) hay
Philippines (thuộc địa Mỹ) và ngôn ngữ tiếng nước ngoài ở các nước Campuchia,
Lào, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Myanmar và Đông Timor.
Tiếng Anh ở Singapore:
Ở Singapore, tiếng Anh là
quốc ngữ và được ưu tiên hơn tiếng dân tộc của cả ba dân tộc chính (Hoa, Ấn,
Malay). Tiếng Anh được sử dụng trong các văn bản chính phủ, khoa học, giao dịch
công thương,…và hệ thống giáo dục của Singapore. Chính sự ưu tiên của chính phủ
đã mang về nhiều lợi ích cho Singapore, về chính trị lẫn kinh tế. Sự phát triển
của các cường quốc nói tiếng Anh đã phần nào thúc đẩy sự phát triển của
Singapore – một đất nước vốn không có nhiều tài nguyên và phải dựa vào nguồn
nhân lực nước ngoài. Ngoài ra, việc sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ chung
cũng góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hóa, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc
khác nhau ở Singapore, làm hùng mạnh thêm nền chính trị nội bộ. Về kinh tế, các
công ty đa quốc gia cũng xem Singapore như một nơi đầu tư lý tưởng vì không có
rào cản ngôn ngữ. Tiếng Anh ở Singapor người ta hay gọi là Singlish.
Singlish:
Singlish
là sự kết hợp giữa tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Malay và một số tiếng khác. Những
người mới bước chân đến Singapore có thể sẽ hoàn toàn không hiểu tiếng của người
bản xứ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt của Singlish và tiếng Anh chuẩn.
Đầu tiên phải kể đến cách diễn tả theo cú pháp tiếng Hoa (do người Hoa chiếm
70% dân số) và thói quen dịch từng chữ. Ví dụ như thay vì nói: Have you eaten
yet ? thì Singlish sẽ là You eat already ?
Ngoài ra, nhắc đến
Singlish thì không thể bỏ qua các từ như lah, leh, loh, mah hay được dùng cuối
câu. Ví dụ như: Một số từ khác mượn từ tiếng Malay hay tiếng Trung cũng rất
thông dụng, như Kiasu (sợ thua cuộc, cạnh tranh), alamak (trời ơi, chỉ sự mất
tinh thần),…
Các từ/câu khác như: Can,
can (Yes, Definitely), “Donwan” (No, I don’t want it), You have or not, So how
(What do we do now ?)
Nhìn chung, đối với một số
người, Singlish là một ngôn ngữ đẹp vì nó pha trộn bản sắc của rất nhiều dân tộc.
Tuy nhiên, những người khác lại cảm thấy lúng túng hoặc thậm chí bực mình khi
nghe Singlish vì câu văn nhiều lỗi ngữ pháp và tiếng lóng. Mặc dù vậy, không thể
phủ nhận rằng việc tiếng Anh là một quốc ngữ đã góp phần làm cho Singapore trở
thành một trong những quốc gia hùng mạnh nhất Châu Á. Ngày nay, Singapore còn
được biết đến như một điểm đến yêu thích của các du học sinh tại Châu Á.
Tiếng Anh tại Philippines:
Ở Philippines có đến 85
thứ tiếng như Tagalog, Cebuano, Ilocano, Hiligaynon hay Waray. Bên cạnh các
ngôn ngữ địa phương, tiếng Anh được xem như là ngôn ngữ chính thứ hai, chỉ sau
tiếng quốc ngữ là Tagalog (sau này là Phillippine). Hầu hết những người có học
thức ở Philippines đều biết tiếng Anh và sách giáo khoa ở Philippines cũng được
viết bằng tiếng Anh. Tiếng Anh được phổ biến trong hệ thống giáo dục của
Philippines từ năm 1901 khi có 540 giáo viên người Mỹ đến Philippines sau khi Mỹ
thay Tây Ban Nha thống trị Phillippines. Tiếng Anh từ đó được sử dụng như một
ngôn ngữ chính thức trong giáo dục, văn học và truyền thông. Đến năm 1946, khi
Philippines dành được độc lập, tiếng Tagalog trở thàng quốc ngữ và vai trò của
tiếng Anh dần suy yếu. Tuy nhiên, đến năm 1974 khi chính sách song ngữ được thiết
lập, tiếng Anh trở thành một môn học ở bậc tiểu học và và ngôn ngữ chính thức
trong bậc trung học và đại học.
Philippine English
Một số đặc trưng của tiếng
Anh ở Philippines phải kể đến như sau. Trong phát âm, rất ít người Filipinos
phát âm /ae/ trong “mask” (giọng Mỹ) , thay vào đó học phát âm /a/ như trong
“father” (giọng Mỹ). Họ cũng ít phân biệt /s, z/ và /ʃ, ʒ/ như trong: azure là
ayshure, pleasure là pleshure, seize thành sees, hay cars thành karss, hay /ɵ,
ð/ thì hay đọc thành /t, d/ (three of these đọc thành ‘tree of dese’). Ngoài
ra, tiếng Anh ở Philippines cũng mượn từ tiếng Tây Ban Nha như asalto (bữa tiệc
bất ngờ), Don/Doña (dùng cho người đàn ông, phụ nữ quyền thế) hay estafa (lừa đảo,
bê bối). Một số từ khác mượn từ tiếng Tagalog như boondock (núi), carabao (một
loại trâu nước). Nhìn chung, tiếng Anh của Philippines chịu ảnh hưởng nhiều từ
tiếng Anh Mỹ và vay mượn/hoà nhập với tiếng Tây Ban Nha và tiếng địa phương.
Tuy nhiên, Philippines ngày nay đang nổi lên là một điểm đến “HOT” nhất của các
du học sinh tiếng Anh muốn nâng cao khả năng ngoại ngữ của mình. Đặc biệt là các du học
sinh đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Nga, Việt Nam, Thái Lan…thường qua Philippines để trải nghiệm các khóa học ngắn hạn dành cho du học sinh du học Philippines.
Tiếng Anh tại Malaysia:
Tiếng Anh ở Mã Lai (nhất
là phía Tây) rất giống với tiếng Anh ở Sing (Singlish). Tuy nhiên, cần phải
phân biệt là, cũng giống như ở Singapore, không phải ai cũng nói Singlish và bản
thân tiếng Anh ở Mã Lai cũng được phân chia thành hai loại: Malaysian Standard
English và Manglish. Malaysia Standard English là tiếng Anh dùng trong sách vở,
Manglish là tiếng Anh đường phố ở Mã Lai.
Nhìn chung, tiếng Anh ở
Mã Lai, dù là tiếng chuẩn hay tiếng đường phố, đều chịu ảnh hưởng chủ yếu từ tiếng
Anh-Anh do Malaysia trước đó là thuộc địa của Anh. Nó cũng bị ảnh hưởng từ tiếng
các dân tộc chính như tiếng Mã Lai (Malaysian Bahasa), tiếng Phúc Kiến, tiếng
Quan Thoại, Quảng Đông và cả tiếng Tamil (Ấn Độ). Ngoài ra, do sự du nhập của
các kênh truyền hình, tiếng Anh-Mỹ cũng đang có sức ảnh hưởng lớn, đặc biệt là
giới trẻ.
Malaysia Standard English:
Trong tiếng Anh chuẩn ở
Mã lai, về phần từ vựng có sự giao thoa giữa tiếng Anh-Anh, Anh-Mỹ và tiếng địa
phương. Ví dụ, các từ lift/elevator, truck/lorry đều được sử dụng như nhau. Một
số từ lại mang nghĩa khác như blur (you look so blur – anh có vẻ không hiểu vấn
đề/mập mờ), public phone (điện thoại công cộng – thay vì payphone), mee (mượn từ
tiếng Phúc kiến – mì, thay vì noodle),…Về phát âm, cơ bản thì tiếng Anh ở Mã
Lai vốn được nói theo kiểu Anh-Anh, với giọng địa phương. Tuy nhiên, ngày càng
có nhiều người nói theo giọng Mỹ do du nhập văn hóa.
Manglish:
Cũng giống như Singlish,
Manglish có những tiếng lóng như: chop (mộc thay vì stamp), tahan (chịu đựng,
thay vì stand, bear), jalan (từ tiếng Malay – đi bộ, walk), siam (tiếng Malay –
trốn, avoid), alamak (tiếng Malay – trời ơi), abaden/abuden ( kết hợp giữa apa
– tiếng Malay – cái gì, what, và den – then),…Một số từ như izzit (is it) được
dùng ở cuối câu hỏi (is it ? ) để khẳng định thêm câu hỏi (is it so ? – phải vậy
không).
Tiếng Anh tại Brunei:
Mặc dù quốc ngữ của
Brunei là tiếng Malay, tiếng Anh được sữ dụng vô cùng phổ biến ở đất nước này
và được xem là ngôn ngữ chính thứ hai. Sự phát triển của tiêng Anh ở Brunei được
cho là bắt nguồn từ thời kỳ Brunei dưới quyền bảo hộ của thực dân Anh trong suốt
gần một trăm năm. Hầu hết những người có học thức ở Brunei đều thông thạo tiếng
Anh, và vai trò của tiếng Anh được sử dụng như một phương tiện giảng dạy chính
thức từ bậc tiểu học ở một số môn học. Khả năng nói tiếng Anh cũng khá khác biệt
theo trình độ giáo dục. Những người tốt nghiệp từ trường công nói tiếng Anh tốt
hơn khá nhiều so với những người tốt nghiệp ở trường tư.
Nhìn chung, Tiếng Anh
ở Brunei có một số nét tương đồng với tiếng Anh củc các nước lân cận như
Malaysia hay Singapore. Về từ vựng, một số từ vay mượn từ tiếng Malay như titah
(bài phát biểu của Sultan), tudong (khăn quấn đầu của phụ nữ) hay một số món ăn
địa phương như bánh kuih/kueh. Về phát âm, âm [θ] hay được phát âm thành t
trong thank &thin, một số cặp nguyên âm dài và ngắn hay thường được nói giống
nhau(như full và fool). Ngoài ra, một số danh từ không đếm được cũng được xem
là danh từ đếm được (số nhiều) như equipments hay jewelleries.
Xem thêm: Các khóa du học tiếng Anh ngắn hạn tại Philippines.
Tiếng Anh ở các nước khác:
Ở các nước khác trong khu
vực Đông Nam Á, cụ thể là Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar,
Indonesia và Đông Timor, vai trò của tiếng Anh cũng được nhấn mạnh trong giáo dục,
nhất là trong thời đại giao lưu văn hóa, kinh tế và kỹ thuật đang ngày càng
phát triển. Ở những nước này, tiếng Anh được giảng dạy như một môn học trong
trường. Tuy nhiên, trình độ Tiếng Anh (nhất là giao tiếp) cũng còn khá hạn chế
so với những nước khác, do tiếng Anh không được sữ dụng nhiều ngoài trường học.
Theo một báo cáo mới nhất
của ETS, điểm Toefl của các nước Đông Nam Á (trừ Brunei) lần lượt như sau:
Singapore
98
Philippines
89
Malaysia
89
Indonesia
82
Myanmar
79
Vietnam
78
Thailand
76
Cambodia
69
Lao
68
Timor-leste
62
Trình độ nói tiếng Anh của các nước Đông Nam á
Theo bảng này, các nước
không nói tiếng Anh xếp hạng cuối cùng, sau Singapore, Philippines và Mã Lai.
Trong đó, tiếng Anh ở Việt Nam chỉ đứng thứ 6 (trong 10 nước), sau Indonesia và
Myanmar. Tất nhiên, bảng xếp hạng này không hoàn toàn phản ảnh đúng trình độ Tiếng
Anh ở Việt Nam, vì phần lớn những người thi TOEFL đều để đi du học. Tuy nhiên,
những học sinh, sinh viên đang học tiếng Anh đôi khi lại nói không lưu loát bằng
ông chạy xích lô hay những người bán hàng ở khu vực đông người du lịch. Một lý
do đơn giản là thực hành.
Ngay sau khi bước chân ra
khỏi trường, liệu bạn có nói tiếng Anh ? Bạn có thấy ngượng khi nói tiếng Anh với
người nước ngoài? Hay bạn cứ mày mò ghi chép những cấu trúc ngữ pháp rồi học
thuộc lòng ? Bạn đã từng xem bài báo tiếng Anh nào chưa, hay xem một đoạn phim
mà không cần phụ đề ?
Hệ thống giáo dục là một
trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc tiếng Anh ở phần lớn các nước ĐNÁ
không tốt bằng các nước khác. Việc đọc, chép truyền thống đã tạo nên một thế hệ
học sinh thụ động, trong khi việc học tốt một ngôn ngữ lại cần nhiều hơn là
chép bài và học thuộc. Chìa khóa, một lần nữa, nằm ở phương pháp đúng và thực
hành nhiều. Nói nhiều hơn, xem nhiều hơn, đọc nhiều hơn và tự tin hơn. Và tiếng
Anh sẽ không còn là nỗi ám ảnh như một môn học nữa.
Gợi ý: Xem thêm du học tiếng Anh là gì?
Nguồn: Sưu tầm trên Internet