Người Việt lãng phí lợi thế khi học tiếng Anh của mình như thế nào?

So với các nước trong khu vực, người Việt có nhiều lợi thế hơn khi học tiếng Anh. Tuy nhiên, chúng ta đang không tận dụng được những lợi thế đó để đưa khả năng tiếng Anh của mình sánh ngang với các nước top đầu Châu Á.

Người Việt có lợi thế khi học tiếng Anh

Ở châu Á đa số các nước sử dụng hệ chữ tượng hình (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc…) hoặc hệ chữ “giun”( Thái Lan, Lào, Ấn Độ…). Người các nước này khi học tiếng Anh phải học thêm một hệ chữ mới hoàn toàn khác tiếng mẹ đẻ, trong khi người Việt sử dụng chữ Quốc Ngữ theo hệ La-tinh nên khi học tiếng Anh không phải mất nhiều thời gian học thêm một hệ chữ mới.  Đó là lợi thế đầu tiên của người Việt.

nguoi-viet-lang-phi-loi-the-khi-hoc-tieng-anh-cua-minh-nhu-the-nao.jpg

Bảng chữ Hangeul - Hàn Quốc

Bên cạnh đó, mặc dù cách phát âm trong tiếng Việt và tiếng Anh có nhiều điểm khác biệt, nhưng khi so với các ngôn ngữ khác, đó vẫn được coi là lợi điểm của người Việt. Vì người Việt có thể phát âm gần như chính xác các âm /f/, /v/,/đ/ của tiếng Anh trong khi người Hàn Quốc, Trung Quốc gần như không nói được những âm này.

Lợi thế thứ ba của người Việt, đó chính là cấu trúc ngữ pháp của tiếng Việt có khá nhiều điểm tương đồng với tiếng Anh. Điều này giúp người Việt có thể dễ dàng đoán ý cũng như ghép câu khi học tiếng Anh. Trong khi đó, những ngôn ngữ khác lại có cấu trúc câu hoàn toàn khác. Ví dụ tiếng Hàn: trong một câu, động từ phải đặt sau cùng.  /I go to school – Tôi đến trường/ thì tiếng Hàn phải nói là /Tôi – trường – đến/, bởi vậy người Hàn gặp nhiều khó khăn hơn khi đặt câu tiếng Anh so với người Việt.

Người Việt lãng phí những lợi thế của mình như thế nào?

Dù có không ít lợi thế khi học tiếng Anh, nhưng đến nay trình độ tiếng Anh của người Việt nói chung vẫn còn khá thấp. 50% người đi làm vẫn không thể giao tiếp thành thạo. Người Việt thực sự đang lãng phí những lợi thế của mình.

Học tiếng Anh trong trường tới hơn 10 năm nhưng tại sao người Việt không nhận thức và tận dụng được những lợi thế đó? Dễ nhận thấy, ở Việt Nam, học tiếng Anh giống như bất kỳ môn học nào khác tại trường, như toán hay văn học. Nội dung giảng dạy chỉ tập trung vào ngữ pháp để chuẩn bị cho các bài kiểm tra. Những bài thi này thậm chí không đánh giá được khả năng ngôn ngữ mà chỉ tập trung vào so sánh kết quả học tập. Bởi vậy, nhiều người quên ngay những gì đã học ngay sau khi vượt qua những kỳ thi mà không có sự luyện tập và ôn lại thường xuyên.

Người Việt cũng gặp phải khó khăn về mặt tâm lý khi nói tiếng Anh, đó là ngại nói vì sợ nói sai hoặc cho rằng thường xuyên nói tiếng Anh là khoe khoang, không phù hợp. Điều này là do người Việt thiếu đi môi trường để thực hành giao tiếp thường xuyên với người nước ngoài để được nói chuyện bằng tiếng Anh một cách tự nhiên đồng thời học hỏi cách nói, cách phát âm của người bản ngữ.

nguoi-viet-lang-phi-loi-the-khi-hoc-tieng-anh-cua-minh-nhu-the-nao (1).jpg

Rụt rè là nguyên nhân dẫn tới không giỏi tiếng Anh của người Việt

Làm sao để tận dụng hiệu quả lợi thế?

Việc có rất nhiều lợi thế nhưng người Việt vẫn chưa tận dụng được tối đa lợi thế đó của mình để trở nên giỏi tiếng Anh hơn. Một trong những điều còn thiếu đối với người Việt đó là môi trường giao tiếp xuyên suốt để có thể rèn luyện phản xạ giao tiếp một cách tự nhiên như người bản xứ. Nhận ra điểm thiếu xót, rất nhiều bạn trẻ đã tham gia những khóa du học tiếng Anh ngắn hạn nhằm cải thiện khả năng nghe nói tiếng Anh của mình. Với chi phí vừa phải, giáo viên phát âm chuẩn giọng Mỹ, môi trường rèn luyện tốt. …Không khó khi các du học sinh Việt Nam có những sự tiến bộ vượt trội so với các bạn đến từ các nước khác. Rất nhiều giáo viên giảng dạy tiếng Anh tại Philippines bất ngờ về sự tiến bộ của các học viên Việt Nam. “Hầu hết học viên Việt Nam đã vượt 2-3 cấp trong các khóa kiểm tra trình độ sau khi đã làm quen với môi trường học tập ở Philippines. Tôi thật sự bất ngờ” – Cô Emiel, Head teacher tại một trường Anh ngữ ở Cebu chia sẻ.

Xem thêm: du học tiếng Anh là gì?

Các tin Khác