Nếu bạn thích con đường "màu hồng" thì đừng tìm đến tiếng Anh. Vì sao ư? Vì tiếng Anh là thứ ngôn ngữ khó “nhằn” với những quy tắc “không dễ nuốt”, quá nhiều trường hợp ngoại lệ, từ đồng nghĩa/ trái nghĩa và vô vàn các đặc tính riêng…
Với sự nổi tiếng của mình, tiếng Anh thu hút khoảng 1,5 tỷ người theo học, nhiều nước sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 (Theo Washing Post). Rất nhiều người học phải vật lộn với chính tả và ngữ pháp phi logic của nó.
Tại sao học tiếng Anh lại rất khó?
Có rất nhiều lý do để mọi người xếp tiếng Anh vào danh sách ngôn ngữ khó để học.
Thứ nhất, vô số câu hỏi hóc búa khó nhai trong việc sử dụng từ vựng khi học tiếng Anh. Điển hình như 2 từ “Overlook” và “oversee” có nghĩa trái ngược nhau khi dùng, nhưng “look” và “see” bản chất lại mang nghĩa đen giống nhau? Hơn nữa, việc sử dụng từ vựng còn phụ thuộc nhiều nào ngữ cảnh. Ví dụ như bạn không biết trong ngữ cảnh nào thì nên dùng ‘persuade’ hay ‘convince’; ‘brilliant’ hay ‘wonderful’; ‘die’ hay ‘pass away’, ‘viewer’ hay ‘audience’ nên mắc lỗi là điều khó có thể tránh khỏi. Người bản xứ họ không để ý tới điều đó, chỉ có người học tiếng Anh mới thấy được và họ thường thấy bối rối khi tìm hiểu về nó.
Thứ hai, tiếng Anh có rất nhiều quy tắc và cũng có rất nhiều ngoại lệ để bạn “phải nhớ”. Như quy tắc chia danh từ số ít, số nhiều: Số nhiều của "cat" là "cats", nhưng của "goose" là "geese" và của "mouse" là "mice". Trong khi đó, số nhiều của "moose" vẫn là "moose" và của "deer" là "deer". Rồi quay sang động từ bất quy tắc, cũng làm người đọc loạn cả lên (quá khứ của “fight” là “fought”, nhưng “light” lại là “lit”). Nhắc đến phát âm cũng có vô số sự bất quy tắc. Giống về cách viết, "bar", "car" và "tar" đọc gần giống nhau nhưng ""war" lại khác hẳn. Ngược lại, có những từ viết khác nhau nhưng khi đọc lên lại rất vần. Ví dụ, cặp từ “won” – “one” /wʌn/ hay so - sew /soʊ/ viết khác nhưng lại có cách đọc y hệt nhau. Bất ngờ không nào? ^_^
Thứ ba, thứ tự đặt của các từ trong câu. Người bản ngữ họ dùng trực giác để nhận biết, còn người học thì phải làm sao? Cũng dùng trực giác? Điều này thường thấy ở việc dùng nhiều tính từ trong một câu. Ví dụ: “an interesting little book” và “a little interesting book” đọc lướt qua có thể hiểu sai ý, vì mỗi câu mang một ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Thứ tư, “pronunciation” đầy ám ảnh. Chữ cái như nhau nhưng cách phát âm khác nhau. Bạn tra từ “rough” và “bough” là biết ngay. Chưa nói đến phần âm cuối “sờ” rồi “chờ” lúc có tiếng lúc không tiếng, vì mỗi âm khác nhau đòi hỏi bạn có khẩu hình miệng khác nhau nếu muốn đọc “chuẩn”.
Thứ năm, nhấn âm khác nhau trong cùng một từ hay 1 câu cũng hàm chứa ý nghĩa khác nhau. Ví dụ như cùng là từ “girlfriend” nhưng nhấn âm 1 thì nghĩa muốn đề cập là người yêu, trong khi nhấn âm hai thì lại mang nghĩa chỉ đơn thuần là một người bạn con gái. Trong câu thì sao nhỉ? “I sent him a letter” nhưng nếu người nói nhấn vào chủ ngữ “I” hàm ý muốn chú trọng vào bản thân người gửi, tôi đã gửi chứ không phải ai khác. Còn nếu nhấn vào “letter” thì đang muốn người nghe tập trung vào vật mà người nói đã gửi – là thư chứ không phải quà gì khác. Vì thế, nếu không chút ý là bạn có thể nghe trât và hiểu sai ý người nói.
Thứ sáu, là đồng âm nhưng lại khác nghĩa. Test một câu nhé "The bandage was wound around the wound" - Miếng băng gạc được quấn quanh vết thương. Không chỉ khác nhau về ngữ nghĩa, 2 từ "wound" trong câu trên còn khác nhau về cách phát âm và loại từ. Từ "wound" đầu tiên là động từ dạng quá khứ của "wind", nghĩa "quấn", phiên âm /waʊnd/; còn từ "wound" đứng sau là danh từ, nghĩa "vết thương", phiên âm /wuːnd/ (Anh Mỹ)… Nếu bạn không đủ “lực” hẳn bạn sẽ nghĩ “What’s the hell?”
Thứ bảy, bạn phải hiểu và làm chủ được những cụm từ hoặc câu mà người bản xứ gọi là “Idiom - thành ngữ” trong tiếng Anh. Đơn giản vì tiếng Anh đã ra đời rất lâu, qua nhiều thế kỷ, nên những cụm từ hay câu nói “thú vị” được sử dụng thường xuyên trong đời sống hằng ngày như: “Barking up the wrong tree”, “raining cats and dogs”… Nào hãy “bend over backwards” với việc học tiếng Anh nếu bạn phải yêu nó.
Thứ tám, bạn sẽ bỏ cuộc?
Trên chỉ là vài điểm ad nhặt ra thôi, còn rất và rất nhiều điều mà tiếng Anh làm người học phải đau đầu. Chính vì điều đó nếu bạn thích con đường “màu hồng” thì đừng đến với tiếng Anh.
Theo như thông tin ad được biết, tiếng Anh không phải là ứng cử viên duy nhất trong danh sách các ngôn ngữ khó để học. So với việc học tiếng Hoa, tiếng Nhật, tiếng Nga, tiếng Phần Lan thì tiếng Anh dễ thở hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, tiếng Anh cũng có sự ưu đãi với một số nhóm người học nhất định. Nếu tiếng mẹ đẻ của bạn và tiếng Anh có sự tương đồng thì việc học của bạn giảm chỉ còn ½ thôi. Đơn cử là tiếng Việt cùng bảng chữ cái La -tinh nên người Việt luôn có lợi thế học tiếng Anh hơn người Nhật hay người Trung Quốc.
Giờ người quyết định là bạn, bạn sẽ đến với tiếng Anh và chinh phục cái khó của nó chứ? Hãy cho ad biết bằng cách phản hồi phía dưới nhé, nếu bạn có thêm những thông tin hữu ích cũng đừng ngần ngại gửi cho ad theo email: info@philenglish.vn
P/s: Bật mí thêm một điều nữa nhé, tiếng Anh cũng là thành viên của “The most beautiful language in the world”. Sau khi nhận được phản hồi ad sẽ viết một bài cho điều này
Theo Nguồn Phil English