Chưa bao giờ phong trào học tiếng Anh sôi nổi như hiện nay. Phụ huynh nào cũng sẵn lòng đầu tư cho con theo học tiếng Anh ngay từ cấp tiểu học, thậm chí từ bậc mẫu giáo, song, không phải trẻ nào học cũng cho kết quả như mong đợi.
Nỗi buồn chán mang tên giờ học
“Apple nghĩa là quả táo”, “I like to drink milk nghĩa là tôi thích uống sữa”, rồi danh từ, động từ, tính từ, các mẫu câu… Học- dịch là cách học tiếng Anh phổ biến ở Việt Nam hiện nay, từ cấp tiểu học cho đến tận phổ thông trung học hay thậm chí đại học sau này. Lấy tiếng Việt làm điểm tựa, cách học-dịch có ưu điểm giúp người học so sánh được sự tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ, đồng thời tiếp cận với tiếng Anh một cách tổng quan, mang tính hệ thống và học thuật. Tuy nhiên, không phải ở bất kì lứa tuổi nào, với mọi mục tiêu học tập và đặc điểm về nhận thức của từng trẻ, phương cách này đều hữu dụng.
Trẻ học tiếng Anh tại Việt Nam
Trẻ ở lứa tuổi nhỏ có thiên hướng tư duy trực quan, ưa thích các hoạt động sôi nổi và có khả năng ghi nhớ, bắt chước cực kì mạnh mẽ (trái với khả năng phân tích, tổng hợp ở lứa tuổi trưởng thành). Nếu không hiểu được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi này, việc lựa chọn phương pháp dạy học sẽ rất dễ phạm sai lầm, dẫn đến hiệu quả học tập không như ý muốn, thậm chí để lại hậu quả lâu dài. Rất nhiều trẻ cứ nghĩ đến tiếng Anh là sợ, vì không thể lí giải được tại sao “apple” lại là “quả táo”, hay danh từ, động từ, tính từ nghĩa là gì. Ở độ tuổi nhỏ thì các khái niệm này là rất trừu tượng và hoàn toàn xa lạ với các em.
Vậy phương pháp dạy học nào phù hợp nhất cho trẻ?. Theo nhiều chuyên gia giáo dục, phương pháp LETS (Learning English Through Subjects – Học tiếng Anh thông qua các môn học) độc quyền phát triển bởi Apollo Junior có thể coi là một điểm sáng cho việc dạy học tiếng Anh tại Việt Nam hiện nay. Được thiết kế đặc biệt dành cho lứa tuổi từ 3-16, LETS đặt tiêu chí ứng dụng lên hàng đầu. Trẻ sẽ không “học gạo” từ vựng, ngữ pháp hay các lý thuyết khô cứng, trừu tượng, mà trái lại sẽ được thực hành ngôn ngữ trực tiếp trong các tình huống cụ thể.
Ngoài ra, nhờ rèn luyện cho trẻ cách tư duy trực tiếp bằng tiếng Anh, phương pháp LETS đồng thời loại bỏ “tư duy dịch” mà đại đa số người Việt mắc phải khi học tiếng Anh theo phương pháp truyền thống. Trẻ có thể không cần phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu song vẫn có thể sao chép và sử dụng thành thạo. Đây cũng chính là cách học ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất ở những giai đoạn đầu phát triển của con người: bắt đầu từ lắng nghe, ghi nhớ, mô phỏng, ứng dụng trong thực tế, sai rồi sửa, cứ thế cho đến khi làm chủ hoàn toàn một ngôn ngữ.
Đừng chất gánh nặng tự ti lên trẻ
“Tiên học lễ, hậu học văn”, dạy trẻ phải biết kính yêu thầy cô là truyền thống tốt đẹp của giáo dục Việt Nam. Song, kính yêu không có nghĩa là sợ hãi. Đây đó trên báo chí truyền thông, ta vẫn bắt gặp các câu chuyện đau lòng về việc dùng đòn roi hoặc sự sỉ nhục áp đặt lên học trò không đạt được kết quả như ý nguyện của thầy cô. Đối với trẻ ở lứa tuổi nhỏ, đặc biệt trong việc học ngoại ngữ, hậu quả của lối giáo dục khắc nghiệt này càng tai hại, vì nó dễ dẫn đến tâm lý sợ sai, tự ti, nhút nhát ở trẻ. Mà nếu cứ mãi sợ sai, tự ti, nhút nhát, thì làm sao trẻ có thể thực hành ngoại ngữ - một công việc mà chuyện phạm sai lầm là tất yếu, và cũng là cách duy nhất để có thể tiến bộ, đối với bất kì ai?
Khuyến khích trẻ cách học “Heads-up” (ngẩng cao đầu), giúp trẻ cảm nhận niềm vui trong học tập thông qua các bài tập nhóm, các buổi thuyết trình, các trò chơi vận động, để trẻ hiểu rằng tiếng Anh là một cách khác để khám phá thế giới và thể hiện bản thân, không phải là một cuộc ganh đua giành thứ hạng, từ đó tình yêu tiếng Anh sẽ dần nảy nở trong trẻ, khởi đầu cho đam mê tìm tòi, học hỏi. Đặc biệt, trong phương pháp LETS, cách học “Stealth learning” (chơi mà học) giúp trẻ rèn luyện các kĩ năng mềm cần thiết cho tương lai 4Cs (Collaboration - Hợp tác, Creativity - Sáng tạo, Critical Thinking - Tư duy Phản biện, Communication - Giao tiếp) thông qua các bài tập nhóm, các buổi thuyết trình. Khi đó, thông qua việc học tiếng Anh, trẻ sẽ được rèn luyện toàn diện cả về trí tuệ IQ và cảm xúc EQ, được thực hành các kĩ năng mềm cần thiết cho tương lai.
Tại Philippines có một số trường vừa có chương trình tiếng Anh cho mẹ, vừa có chương trình tiếng Anh cho con
Tại Philippines, trẻ em sử dụng tiếng Anh hoàn toàn khi đến trường. Đây là điểm lý giải vì sao, Philippines lại là nước có trình độ tiếng Anh cao nhất nhì tại Châu Á. Chính nhờ việc đưa tiếng Anh vào giảng dạy và coi như là ngôn ngữ thứ 2 mà hiện nay, Philippines đang trở thành một trung tâm đào tạo tiếng Anh của Châu Á. Rất nhiều các du học sinh sang Philippines du học nhằm cải thiện khả năng tiếng Anh giao tiếp của mình. Tại đây, có rất nhiều trường đào tạo tiếng Anh với rất nhiều khóa học như: tiếng Anh dành cho trẻ em, tiếng Anh giao tiếp thông thường, tiếng Anh cho người đi làm, đào tạo và luyện thi IELTS đảm bảo điểm số đầu ra.... Hãy luyện tiếng Anh ở Philippines nếu học mãi ở Việt Nam không được là lời khuyên của Tony Buổi Sáng dành tặng các bạn học sinh, sinh viên tại Việt Nam.
Theo nguồn : Phil English